Nghị quyết 201/NQ-HĐND năm 2024 thông qua Đồ án Quy hoạch chung thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đến năm 2045
Số hiệu | 201/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 04/11/2024 |
Ngày có hiệu lực | 04/11/2024 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Điện Biên |
Người ký | Lò Văn Phương |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 201/NQ-HĐND |
Điện Biên, ngày 04 tháng 11 năm 2024 |
THÔNG QUA ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2045
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ MƯỜI SÁU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018; Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 408/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đến năm 2045;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 4832/TTr-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2024 về việc Thông qua Đồ án Quy hoạch chung thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đến năm 2045; Báo cáo thẩm tra số 77/BC-BKTNS ngày 01 tháng 11 năm 2024 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn thiện hồ sơ Đồ án Quy hoạch chung thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đến năm 2045 trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phê duyệt theo quy định của pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XV, kỳ họp thứ Mười sáu thông qua ngày 04 tháng 11 năm 2024./.
|
CHỦ TỊCH |
NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2045
(Kèm theo Nghị quyết số 201/NQ-HĐND ngày 04 tháng 11 năm 2024 của Hội đồng
nhân dân tỉnh)
1. Tên đồ án: Quy hoạch chung thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đến năm 2045.
2. Phạm vi, ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch
- Phạm vi khu vực lập quy hoạch: Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Điện Biên Phủ với tổng diện tích tự nhiên 30.657,79 ha với 12 đơn vị hành chính - bao gồm 07 phường (Mường Thanh, Tân Thanh, Him Lam, Thanh Trường, Thanh Bình, Nam Thanh, Noong Bua) và 05 xã (Thanh Minh, Mường Phăng, Nà Tấu, Nà Nhạn, Pá Khoang). Ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch như sau:
+ Phía Bắc giáp với huyện Mường Chà.
+ Phía Đông Nam giáp với huyện Điện Biên Đông.
+ Phía Tây và phía Nam giáp với huyện Điện Biên.
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 201/NQ-HĐND |
Điện Biên, ngày 04 tháng 11 năm 2024 |
THÔNG QUA ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2045
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ MƯỜI SÁU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018; Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 408/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đến năm 2045;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 4832/TTr-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2024 về việc Thông qua Đồ án Quy hoạch chung thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đến năm 2045; Báo cáo thẩm tra số 77/BC-BKTNS ngày 01 tháng 11 năm 2024 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn thiện hồ sơ Đồ án Quy hoạch chung thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đến năm 2045 trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phê duyệt theo quy định của pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XV, kỳ họp thứ Mười sáu thông qua ngày 04 tháng 11 năm 2024./.
|
CHỦ TỊCH |
NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2045
(Kèm theo Nghị quyết số 201/NQ-HĐND ngày 04 tháng 11 năm 2024 của Hội đồng
nhân dân tỉnh)
1. Tên đồ án: Quy hoạch chung thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đến năm 2045.
2. Phạm vi, ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch
- Phạm vi khu vực lập quy hoạch: Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Điện Biên Phủ với tổng diện tích tự nhiên 30.657,79 ha với 12 đơn vị hành chính - bao gồm 07 phường (Mường Thanh, Tân Thanh, Him Lam, Thanh Trường, Thanh Bình, Nam Thanh, Noong Bua) và 05 xã (Thanh Minh, Mường Phăng, Nà Tấu, Nà Nhạn, Pá Khoang). Ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch như sau:
+ Phía Bắc giáp với huyện Mường Chà.
+ Phía Đông Nam giáp với huyện Điện Biên Đông.
+ Phía Tây và phía Nam giáp với huyện Điện Biên.
+ Phía Đông giáp huyện Mường Ảng.
- Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm các khu vực cận kề với thành phố Điện Biên Phủ - các khu vực có mối quan hệ tương hỗ và bố trí một số chức năng phát triển quan trọng của tỉnh và thành phố Điện Biên Phủ gồm các xã Thanh Nưa, Thanh Luông, Thanh Xương và khu di tích thành Bản Phủ thuộc huyện Điện Biên.
3. Quan điểm, mục tiêu lập quy hoạch
3.1. Quan điểm:
- Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang triển khai. Đặt quy hoạch phát triển thành phố Điện Biên Phủ trong tổng thể không gian quy hoạch tỉnh Điện Biên, quy hoạch vùng Trung du miền núi phía Bắc, quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Trung, Việt Lào, các quy hoạch ngành quốc gia; bám sát các định hướng phát triển của Đảng, của Chính phủ.
- Phát triển thành phố Điện Biên Phủ trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị của Khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt “Chiến trường Điện Biên Phủ” cùng với đặc trưng về sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa nhân văn và cụ thể hóa các định hướng phát triển chính của Quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốc gia Điện Biên - Pá Khoang.
- Đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, phân bố dân cư; đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; phát triển bền vững, thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu; làm cơ sở để triển khai các đề án, chương trình phát triển đô thị, nâng loại đô thị.
3.2. Mục tiêu:
- Cụ thể hoá những chiến lược, định hướng phát triển của Quốc gia, của Vùng, của Tỉnh và Thành phố; phấn đấu xây dựng, phát triển đô thị thành phố Điện Biên Phủ trở thành đô thị loại II.
- Đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa - không gian đô thị - kiến trúc cảnh quan trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ; làm tiền đề để đầu tư phát triển các dự án tạo cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng đô thị và các khu dân cư, tạo đột phá trong thu hút đầu tư.
- Xây dựng, phát triển thành phố Điện Biên Phủ trở thành đô thị du lịch, phát huy hiệu quả các giá trị lịch sử, cảnh quan, môi trường, văn hóa; đảm bảo quốc phòng, an ninh, thích ứng biến đổi khí hậu.
- Làm cơ sở pháp lý để chính quyền địa phương quản lý, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển theo quy hoạch được duyệt đảm bảo bền vững lâu dài; lập các chương trình phát triển, dự án đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, các đơn vị triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tại các khu vực.
- Là đô thị loại II, thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Điện Biên.
- Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giữ vai trò trọng yếu về quốc phòng - an ninh của vùng Tây Bắc (vùng Trung du và miền núi phía Bắc), đầu mối giao lưu về kinh tế đối ngoại và văn hóa, du lịch với các tỉnh Bắc Lào, Nam Trung Quốc, Thái Lan và Myanma.
- Là thành phố du lịch văn hóa - lịch sử cách mạng cấp quốc gia; trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng và trung chuyển (logistic) trọng điểm của khu vực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Điện Biên, vùng Tây Bắc và vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
5.1. Dự báo quy mô dân số:
- Đến năm 2030: Dân số toàn khu vực nghiên cứu khoảng 160.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi, trong đó: Dân số nội thành khoảng 115.000 người, dân số ngoại thành khoảng 45.000 người).
- Đến năm 2045: Dân số toàn khu vực nghiên cứu khoảng 220.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi, trong đó: Dân số nội thành khoảng 160.000 người, dân số ngoại thành khoảng 60.000 người).
5.2. Dự báo nhu cầu đất đai:
- Đến năm 2030 đất xây dựng khoảng 4.215 ha, trong đó đất dân dụng đô thị và đất khu dân cư nông thôn khoảng 1.000 - 1.200 ha.
- Đến năm 2045 đất xây dựng khoảng 6.000 ha, trong đó đất dân dụng đô thị và đất khu dân cư nông thôn khoảng 1.500 - 1.700 ha.
6.1. Mô hình, cấu trúc phát triển không gian:
a) Mô hình phát triển:
Mô hình phát triển đô thị theo mô hình “ĐA TRUNG TÂM” phát triển theo các Trục động lực, cùng đô thị trung tâm lịch sử mở về các Khu vực có điều kiện phát triển (về quỹ đất, về cảnh quan, về môi trường, về lịch sử, về văn hóa,...), hình thành các Trung tâm mới với các chức năng gắn với những đặc điểm nổi trội được liên kết chặt chẽ bằng hệ thống giao thông có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát huy các giá trị đặc sắc về cảnh quan, môi trường, văn hóa vật thể, phi vật thể, đặc biệt là hệ thống các điểm Di tích nằm trong quần thể Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ; phát huy tối đa vai trò đô thị tỉnh lỵ, đô thị cấp vùng có tác động lan tỏa, hỗ trợ và chia sẻ với các huyện, các khu vực lân cận (Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng và Mường Chà).
b) Cấu trúc phát triển:
Cấu trúc phát triển không gian thành phố Điện Biên Phủ được xác định gồm: Hai trục động lực; Một hành lang xanh; Hai vùng cảnh quan; và Bốn Trọng tâm phát triển. Cụ thể:
- Hai trục động lực:
+ Trục kinh tế động lực Đông Tây theo QL279, Cao tốc Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, gắn với Cảng hàng không Điện Biên Phủ - là trục động lực chính, quan trọng của Tỉnh, của Vùng (kết nối mạnh mẽ, thông suốt giữa tỉnh Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc, các tỉnh trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ cũng như sang nước bạn Lào thông qua cửa khẩu Tây Trang, cửa khẩu Huổi Puốc).
+ Trục kinh tế động lực Bắc Nam theo tuyến QL12 - là trục cần được ưu tiên đầu tư để để phát huy lợi thế của cảng hàng không Điện Biên và tăng cường kết nối với các tỉnh lân cận (kết nối tỉnh Điện Biên với các tỉnh Lai Châu, Lào Cai; giữa khu vực phía Bắc với khu vực phía Nam tỉnh qua không gian phát triển của thành phố).
- Một hành lang xanh: Hành lang dọc sông Nậm Rốm - hành lang sinh thái cảnh quan, đặc trưng, đặc sắc, góp phần tạo dựng giá trị riêng biệt cho thành phố Điện Biên Phủ.
- Hai vùng không gian sinh thái cảnh quan:
+ Vùng lòng chảo Điện Biên: Vùng lòng chảo gắn liền với lịch sử phát triển và hình thành của thành phố; là nơi hội tụ các đặc trưng về kiến trúc, văn hóa (tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc anh em; hệ thống Di tích lịch sử; không gian cánh đồng lúa Mường Thanh; hệ thống đồi đan xen; hệ thống mặt nước (sông Nậm Rốm và hệ thống các công trình thuộc dự án đại thủy nông Nậm Rốm).
+ Vùng cảnh quan đồi núi: Toàn bộ không gian của hệ sinh thái, cảnh quan đồi núi bao bọc vùng lòng chảo Điện Biên; là phông nền cho thành phố với nhiều đặc trưng cần gìn giữ, phát huy (không gian hệ thống DTLS, trọng tâm là Di tích Sở Chỉ huy chiến trường Điện Biên Phủ gắn với rừng Mường Phăng; không gian sinh thái lâm nghiệp gắn với 3 loại rừng; hệ sinh thái mặt nước đặc biệt là hồ Pá Khoang; không gian làng bản đặc trưng của đồng bào các dân tộc).
6.2. Định hướng phát triển không gian:
6.2.1. Định hướng phát triển các khu vực trọng tâm:
a) Khu vực đô thị trung tâm lịch sử:
- Vị trí: Tại khu vực trung tâm hiện hữu thành phố Điện Biên Phủ bao gồm toàn bộ địa giới hành chính 7 phường nội thành hiện hữu và mở rộng phát triển sang xã Thanh Minh với tổng quy mô đất đai khoảng 6.524,0 ha và nghiên cứu kết nối sang một phần xã Thanh Nưa với quy mô khoảng 1.012,42ha (là cơ sở để định hướng phát triển trở thành khu vực nội thành thành phố).
- Tính chất: Trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế xã hội, thương mại dịch vụ, du lịch, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, văn hóa nghệ thuật,...
- Chức năng phát triển: Trung tâm hành chính chính trị của tỉnh và thành phố; Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao; Trung tâm y tế, giáo dục và đào tạo; Trung tâm thương mại, dịch vụ và hội chợ triển lãm; Trung tâm du lịch, dịch vụ, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, lễ hội, ...; Trung tâm Tài chính, ngân hàng và các văn phòng; Trung tâm trung chuyển hàng hóa; Các Khu ở cải tạo chỉnh trang và các khu ở mới; Các Khu du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, thể thao, sân gôn,...
- Quy mô phát triển: Dân số đến năm 2045 khoảng 160.000 người; đất xây dựng đến năm 2045 khoảng 2.238,51 ha.
- Tổ chức không gian: Khoanh vùng bảo vệ phát huy hệ thống DTLS trên cơ sở ranh giới bảo vệ hệ thống di tích; di dời các khu vực lấn chiếm di tích trả lại không gian hoàn chỉnh cho di tích; đề xuất quần thể các đồi di tích thành chuỗi công viên di tích; mở các vị trí đấu nối và hình thành các tuyến, trục cảnh quan đa chiều liên kết với hệ thống DTLS tập trung (di tích đồi Him Lam, đồi A1, đồi 1 đồi D3, đồi C1, đồi C2, Hầm Đờ - Cát, cấu Mường Thanh, đồi E1, đồi F, ...) gồm:
+ Theo hướng Bắc Nam: Đề xuất hình thành tuyến đường đi bộ (tuyến đường di sản) kết nối các di tích từ đồi E2 qua các đồi D1, D2, C1, C2, F, A1 đến nghĩa trang, Bảo tàng chiến thắng Điện Biên, Hầm Đờ Cát về đến cầu Mường Thanh.
+ Ưu tiên xây dựng tuyến đường đô thị hai bên sông Nậm Rốm gắn với "HÀNH LANG XANH" (các không gian công cộng, không gian mở, không gian cây xanh, vườn hoa nối kết với hệ thống cảnh quan dọc sông); mở trục không gian từ Quảng trường 7/5 hướng ra sông Nậm Rốm.
- Giảm quy mô, chuyển đổi, di dời một số trung tâm chuyên ngành ra ngoài không gian khu trung tâm lịch sử (Khu trung tâm hành chính tỉnh, khu các cơ quan ban ngành tỉnh, khu trung tâm thể dục thể thao tỉnh, trung tâm đào tạo,...) nhằm giảm áp lực cho khu trung tâm lịch sử, sử dụng quỹ đất chuyển đổi để phát triển các dịch vụ bổ trợ cho các hoạt động du lịch (điểm đón tiếp, bãi đỗ xe du lịch, các tiện ích dịch vụ phục vụ du lịch, ...) và gia tăng hệ thống không gian mở, không gian công cộng (quảng trường, công viên cây xanh, mặt nước, hồ điều hòa cho khu vực.
- Tiếp tục hoàn chỉnh và bổ sung các dự án cải tạo cảnh quan dọc sông Nậm Rốm (nghiên cứu bố trí hệ thống đập dâng nước, các giải pháp cải tạo hệ thống kè hiện hữu và hệ thống kè mới theo hướng xanh hóa bờ kè, bố trí các điểm dừng chân, ngắm cảnh, các tiện ích dọc bờ kè nhằm gia tăng chất lượng không gian kiến trúc cảnh quan tạo sự hấp dẫn, sống động cho sông Nậm Rốm); việc đầu tư xây dựng các tuyến giao thông kết nối hai bên sông Nậm Rốm cần xem xét giải pháp về ngầm hóa hoặc thiết kế kiến trúc phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới không gian, cảnh quan hai bên sông Nậm Rốm.
- Bảo vệ tuyến kênh nước thuộc công trình Đại Thủy Nông Nậm Rốm, đầu tư xây dựng hình thành vòng cung xanh kết nối giữa khu vực trung tâm thành phố với không gian cánh đồng Mường Thanh, đồng thời hình thành tuyến vòng cung du lịch lòng chảo Điện Biên.
- Phục hồi, xanh hóa, mở các điểm đấu nối gắn với chỉnh trang cải tạo hệ thống đồi đan xen để hình thành các đồi cảnh quan trong đô thị (công viên đồi chuyên đề) để gìn giữ, phát huy cấu trúc đặc trưng về địa hình, cảnh quan, duy trì các tầm nhìn, hướng nhìn (giảm mật độ xây dựng, khống chế tầng cao xây dựng) và hình thành “Nêm Xanh” - không gian đệm giữa lòng đô thị, là cơ sở để phân định các phân khu phát triển trong Khu đô thị lịch sử.
- Toàn Khu đô thị trung tâm lịch sử định hướng phân thành 03 phân khu vực kiểm soát, phát triển:
(1) Phân Khu phía Tây (phân khu trung tâm lịch sử): Diện tích khoảng 581 ha thuộc một phần địa giới hành chính các phường (Thanh Bình, Tân Thanh, Mường Thanh và Nam Thanh).
+ Quy mô phát triển: Dân số đến năm 2045 khoảng 43.000 người; đất xây dựng: khoảng 533,85 ha; Trong đó: đất dân dụng: khoảng 192,25ha, đất ngoài dân dụng: khoảng 341,6ha.
+ Chức năng chính: Thương mại, dịch vụ, du lịch (siêu thị, nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, văn phòng...); Khu văn hóa, vui chơi giải trí, sinh hoạt động cộng đồng; Các công trình tiện ích phục vụ người dân đô thị và du lịch, dịch vụ.
+ Định hướng phát triển không gian: Gìn giữ các không gian đặc trưng của quỹ đất nông nghiệp phía Nam tại phường Nam Thanh); Không gian chợ truyền thống tại cầu Mường Thanh và không gian các bản văn hóa các dân tộc - kiến tạo trở thành không gian giao lưu, giới thiệu, quảng bá văn hóa, du lịch cộng đồng. Hạn chế gia tăng mật độ dân số, khống chế mật độ xây dựng dưới 40% và chiều cao xây dựng dưới 9 tầng. Khai thác hành lang xanh sông Nậm Rốm theo hướng hình thành công viên đô thị, công viên chuyên đề.
(2) Phân Khu phía Bắc: Diện tích thuộc thành phố Điện Biên Phủ khoảng 602,35ha, gồm một phần địa giới hành chính các phường (Thanh Trường và Him Lam); Diện tích thuộc phạm vi nghiên cứu kết nối sang xã Thanh Nưa khoảng 1.012,42 ha.
+ Quy mô phát triển thuộc thành phố Điện Biên Phủ: Dân số đến năm 2045 khoảng 32.000 người; Đất xây dựng: khoảng 402,35 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 275,25 ha, đất ngoài dân dụng khoảng 127,1ha.
+ Quy mô phát triển thuộc khu vực nghiên cứu kết nối: Dân số đến 2045 khoảng 10.000 người; Đất xây dựng: khoảng 387,65 ha; Trong đó: đất dân dụng khoảng 81,78ha, đất ngoài dân dụng khoảng 305,87 ha.
+ Phát triển các chức năng chính: Khu ở; Khu thương mại; Khu dịch vụ đô thị; Khu Trung tâm thể dục thể thao tỉnh; Khu trường Đại học Điện Biên; Khu Trung chuyển hàng hóa trên cơ sở khai thác lợi thế của sân bay Điện Biên Phủ, QL12, tuyến đường đường Thanh Minh - Độc Lập; Khu du lịch, dịch vụ kết hợp thể thao - sân gôn; chuyển đổi quỹ đất Quốc phòng (trung đoàn 82) để ưu tiên phát triển đô thị, dịch vụ, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phát triển khu công viên nghĩa trang,...
+ Không gian phát triển theo mô hình đô thị sinh thái mật độ trung bình; khai thác hành lang xanh sông Nậm Rốm theo hướng hình thành công viên cảnh quan, công viên chủ đề.
(3) Phân Khu phía Đông: Diện tích khoảng 5.340,65 ha, thuộc một phần địa giới hành chính các phường (Him Lam, Noong Bua, Nam Thanh) và mở rộng sang xã Thanh Minh.
+ Quy mô phát triển: Dân số đến năm 2045 khoảng 85.000 người; Đất xây dựng: khoảng 1.302,31 ha; Trong đó: đất dân dụng: khoảng 712,33ha, đất ngoài dân dụng khoảng 589,98 ha.
+ Phát triển trở thành Khu đô thị phức hợp, đa chức năng lấy tuyến đường vành đai mới đô thị là hành lang giới hạn phát triển đô thị tập trung. Các chức năng phát triển phức hợp mới gồm: Khu Trung tâm chính trị - Hành chính tỉnh; Khu Văn hóa - TDTT; Khu Y tế; Khu Giáo dục - Đào tạo; Khu Tài chính, ngân hàng và các văn phòng; Khu Thương mại, dịch vụ, du lịch, vui chơi giải trí, thể thao, sân gôn; Khu trung tâm hội chợ triển lãm; Khu bảo tàng và công viên văn hóa Tây Bắc; ...; Khu vực phía Đông hồ Huổi Phạ trở thành Trung tâm đón tiếp, điều hành du lịch và các Khu du lịch, dịch vụ, lưu trú, vui chơi giải trí, thể thao - Cửa ngõ kết nối giữa Đô thị trung tâm lịch sử với Không gian du lịch Pá Khoang - Mường Phăng.
b) Khu vực Pá Khoang:
- Vị trí tại xã Pá Khoang; Quy mô diện tích khoảng 2.470 ha.
- Tính chất: Là Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe.
- Chức năng phát triển: Khu dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, thể thao, sân gôn; Các cơ sở lưu trú (khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp chăm sóc sức khỏe tầm Quốc tế); Khu cáp treo và các dịch vụ đi kèm; Nhóm nhà ở mật độ thấp gắn với cảnh quan; phát triển du lịch văn hóa cộng đồng gắn với các dân tộc đặc trưng trên địa bàn.
- Quy mô phát triển: Dân số đến năm 2045 khoảng 5.000 người; Đất xây dựng khoảng 404,7 ha; trong đó đất dân dụng khoảng 42,21 ha, đất ngoài dân dụng khoảng 362,49 ha.
- Định hướng phát triển không gian: Bảo tồn, phát huy các giá trị đặc trưng của hệ thống cảnh quan sinh thái tự nhiên (Không được làm mất đi yếu tố cảnh quan gốc của hệ thống đồi núi cùng hệ sinh thái rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và đặc biệt không làm giảm diện tích hồ Pá Khoang cũng như hệ sinh thái đặc trưng của hồ, chỉ cho phép khai thác các hoạt động du lịch dưới tán rừng, du lịch lòng hồ, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái,...); Tiếp tục phát huy, nâng cấp các cơ sở dịch vụ du lịch hiện hữu - gắn bó chặt chẽ với các khu, các chức năng phát triển mới. Cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp chất lượng sống các làng bản thuộc các nhóm dân tộc (Thái, H’Mông, Khơ Mú, ...) phục vụ phát triển du lịch văn hóa cộng đồng. Phát triển theo mô hình đô thị sinh thái mật độ thấp gắn bó chặt chẽ với cảnh quan.
c) Khu vực Mường Phăng:
- Vị trí: Tại khu vực trung tâm xã Mường Phăng; Quy mô đất đai khoảng 1.200 ha.
- Tính chất: Là Khu du lịch, lịch sử văn hóa, tâm linh.
- Chức năng phát triển: Khu quảng trường kết hợp hoạt động vui chơi giải trí, quảng bá văn hóa cộng đồng; Các khu lưu trú đa dạng (khách sạn, resort,...); Khu biểu diễn thực cảnh; Khu công viên chuyên đề phục vụ vui chơi giải trí; Các nhóm ở mật độ thấp - gắn với cảnh quan; Cải tạo chỉnh trang các khu làng bản gắn với văn hóa vật thể, phi vật thể đặc trưng để phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng và Khu dịch vụ du lịch gắn với cáp treo.
- Quy mô phát triển: Dân số đến năm 2045 khoảng 8.000 người; Đất xây dựng khoảng 350,0 ha; trong đó đất dân dụng: 51,12 ha, đất ngoài dân dụng: 298,88 ha.
- Định hướng phát triển không gian: Di dời các khu vực dân cư ảnh hưởng, lấn chiếm di tích, mở rộng, trả lại không gian hoàn chỉnh cho di tích; đề xuất quần thể các Bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử Khu di tích chiến trường Điện Biên Phủ - trong đó trọng tâm là Khu vực Sở Chỉ huy chiến trường Điện Biên Phủ cùng với đặc trưng của hệ thống cảnh quan sinh thái tự nhiên (rừng đặc dụng Mường Phăng) và bản sắc văn hóa của các nhóm dân tộc trên địa bàn. Đưa không gian di tích gắn bó hài hòa với không gian văn hóa để tạo dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Hình thành tuyến cáp treo nối kết từ ga cáp treo Mường Phăng lên đỉnh “Pu Tó Cọ”; phát triển khu vực Pu Tó Cọ thành không gian vọng cảnh kết hợp các loại hình dịch vụ đi kèm. Khu làng bản dân tộc cải tạo chỉnh trang nâng cấp chất lượng hạ tầng kỹ thuật, xã hội, gìn giữ không gian quần cư đặc trưng, phát triển du lịch cộng đồng, phát triển sản phẩm du lịch homestay, farm stay.... Phát triển theo mô hình đô thị sinh thái mật độ thấp.
d) Khu vực Nà Tấu - Nà Nhạn
- Vị trí: Tại khu vực trung tâm xã Nà Tấu và nối kết sang một phần xã Nà Nhạn với tổng quy mô đất đai khoảng 600 ha.
- Tính chất: Là đô thị dịch vụ.
- Chức năng phát triển: Khu dân cư, Khu dịch vụ phục vụ du lịch, Cụm sản xuất công nghiệp tập trung.
- Quy mô phát triển: Dân số đến năm 2045 khoảng 3.500 người; Đất xây dựng đến năm 2045 khoảng 350 ha.
- Định hướng phát triển không gian: Định hướng phát triển trở thành khu đô thị dịch vụ tại ngã 3 tuyến đường QL279 với QL 279B - là hướng tiếp cận bằng đường bộ vào Khu du lịch Điện Biên Phủ Pá Khoang. Đồng thời là khu đô thị cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp; phát triển các chức năng về dịch vụ du lịch, các khu ở khu ở tập trung theo mô hình không gian kiến trúc quần cư gắn với nét văn hóa đặc trưng của các nhóm dân tộc chính trên địa bàn (người Thái, người H’Mông, ...) góp phần nâng cao giá trị cảnh quan và phát triển du lịch cộng đồng; Phát triển một cụm sản xuất tập trung quy mô khoảng 15ha-20ha để phục vụ thu gom, chế biến sản xuất các sản phẩm Nông - Lâm nghiệp; không gian phát triển theo mô hình đô thị sinh thái, mật độ trung bình; phát triển khu công viên nghĩa trang,...
6.2.2. Định hướng phát triển dân cư nông thôn:
- Hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu với hệ thống hạ tầng đồng bộ; Bảo tồn, phát huy và nhân rộng không gian kiến trúc truyền thống gắn với hệ sinh thái nông lâm nghiệp đặc trưng để tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Chuyển đổi mô hình nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, nghiên cứu bổ sung các vùng cây dược liệu.
- Các khu dân cư nông thôn hiện trạng: Cải tạo chỉnh trang theo hướng gia tăng chất lượng hạ tầng kỹ thuật và xã hội, gìn giữ không gian kiến trúc, cảnh quan đặc trưng gắn với từng nhóm dân tộc; Rà soát quỹ đất trống, đất xen ghép, để từng bước chuyển đổi thành không gian xanh, nông nghiệp đô thị, công trình hạ tầng xã hội và các tiện ích đô thị khác. Với các khu dân cư quy mô nhỏ lẻ, phân tán (dưới 10 hộ) khuyến khích chuyển vào các khu dân cư mới.
- Các khu dân cư mới: Hạn chế hình thành các nhóm ở quy mô nhỏ lẻ để có cơ sở bố trí hệ thống hạ tầng thuận lợi tạo điều kiện nâng cấp chất lượng sống đồng thời kết hợp phát triển du lịch văn hóa cộng đồng.
- Đối với kiến trúc nhà ở nông thôn, khuyến khích bảo tồn, phát huy kiến trúc truyền thống gắn với các nhóm dân tộc (dân tộc Thái - nhà sàn, dân tộc H’Mông - nhà trình tường, ...). Nghiên cứu thiết kế mẫu nhà ở nông thôn điển hình, đáp ứng tiện nghi và sinh hoạt hiện đại, thống nhất về ngôn ngữ kiến trúc, kiểm soát về mật độ và tầng cao xây dựng, giảm thiểu tối đa và khắc phục tình trạng xây dựng lộn xộn hiện nay.
6.2.3. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội:
a) Định hướng phát triển thương mại - dịch vụ:
* Về thương mại, dịch vụ: Gìn giữ, phát huy trên cơ sở nâng cấp, cải tạo chỉnh trang hệ thống các Chợ, Trung tâm thương mại hiện hữu của thành phố (đặc biệt ưu tiên cải tạo nâng cấp hệ thống chợ Truyền thống - coi đây là không gian quảng bá, giao lưu văn hóa, giới thiệu các nét sinh hoạt đặc trưng của người dân bản địa gắn với khách du lịch). Phát triển chuỗi Trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại các Khu trung tâm đô thị gắn với các trục, tuyến giao thông trục chính của thành phố. Tổng quy mô đất xây dựng hệ thống hạ tầng TMDV khoảng: 14,32ha. Phát triển khu Trung tâm Hội chợ triển lãm tại khu vực phân Khu phía Đông với quy mô khoảng 7,5ha; hình thành Khu trung chuyển hàng hóa (Logistic) với quy mô khoảng 10 - 15 ha (gắn với nút giao giữa tuyến đường QL12 với ĐT148). Phát triển 01 Khu chợ đầu mối quy mô khoảng 1,5ha tại phía Nam thành phố gắn với tuyến đường QL279.
* Về du lịch:
(1) Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với ba trụ cột chính là: Du lịch lịch sử - văn hóa; du lịch sinh thái, khám phá cảnh quan thiên thiên nhiên và du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe; là trọng điểm du lịch của quốc gia hướng tới đẳng cấp quốc tế. Xây dựng “Lễ Hội Hoa Ban”, “Lễ Hội Hoa Anh Đào”, ... và các Lễ hội gắn với phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc Tây Bắc trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo mang thương hiệu riêng cho thành phố.
(2) Phát triển các sản phẩm du lịch:
- Du lịch lịch sử, văn hóa, lễ hội, tâm linh.
- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và vui chơi giải trí.
- Du lịch văn hóa cộng đồng gắn với các bản dân tộc đặc trưng (Noong Bua, Him Lam2, Phiêng Lơi, Noong Chún, Đông Mệt, Phăng, Che Căn, ....) cùng các sản phẩm du lịch Homestay, Farmstay.
- Du lịch thương mại, dịch vụ, công vụ, sự kiện (hội nghị, hội thảo, hội chợ, ...).
(3) Phát triển các tour, tuyến du lịch:
- Hình thành tuyến du lịch quốc tế nối kết Điện Biên Phủ với - Trung Quốc, nối kết Lào, Thái Lan, Myanmar và các nước ASEAN.
- Hình thành phát triển tuyến du lịch liên tỉnh nối kết Điện Biên với các tỉnh Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai... hoặc ngược lại theo QL6, QL12, QL4D, QL4H; Tuyến kết nối Điện Biên với Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La theo QL279.
- Hình thành các tuyến du lịch nội vùng nối kết Điện Biên Phủ với các huyện, thị thành trong tỉnh (Thành phố Điện Biên Phủ - Mường Chà - Nậm Pồ - Mường Nhé; Thành phố Điện Biên Phủ - Mường Ảng - Tuần Giáo - Tủa Chùa - Mường Lay; Thành phố Điện Biên Phủ - Mường Chà - Mường Lay - Tủa Chùa; Thành phố Điện Biên Phủ - Điện Biên - Điện Biên Đông).
- Hình thành 03 tuyến du lịch trong thành phố: Tuyến du lịch trong Khu đô thị trung tâm lịch sử; Tuyến du lịch trong Khu sinh thái nông nghiệp; Tuyến du lịch sinh thái cảnh quan môi trường tại khu vực Pá Khoang, Mường Phăng.
(4) Định hướng phát triển các Khu vực phát triển du lịch, dịch vụ: Hình thành 04 trung tâm dịch vụ du lịch và 02 khu du lịch với tổng quy mô đất phát triển khoảng 1.050 ha; Gồm:
- Trung tâm du lịch tại khu vực đô thị trung tâm lịch sử, phát triển các sản phẩm du lịch dịch vụ: Khách sạn trung và cao cấp, dịch vụ, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, mua sắm, hội nghị hội thảo; hình thành khu phố đi bộ - phát triển du lịch dịch vụ ban đêm gắn với hành lang xanh sông Nậm Rốm - khu công viên quảng trường 7/5,...
- Trung tâm du lịch dịch vụ Huổi Phạ, phát triển các sản phẩm du lịch: Sinh thái, nghỉ dưỡng, trung tâm đón tiếp - điều hành Khu du lịch Điện Biên Phủ Pá - Khoang, vui chơi giải trí - thể thao, ...
- Trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe Pá Khoang, phát triển các sản phẩm du lịch: Nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, khám phá cảnh quan thiên nhiên, các hoạt động du lịch dưới tán rừng, gắn với lòng hồ Pá Khoang, du lịch văn hóa cộng đồng, vui chơi giải trí, thể thao, sân gôn ...
- Trung tâm du lịch lịch sử, văn hóa, tâm linh Mường Phăng, phát triển các sản phẩm du lịch: Khách sạn, các khu nghỉ dưỡng, các khu dịch vụ đa dạng (mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí, ...), du lịch lịch sử gắn với DTLSCM, tham quan, trải nghiệm dưới tán rừng Mường Phăng, du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng, ...
- Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Nậm Khẩu Hú.
- Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao, sân gôn Tà Lèng.
b) Định hướng phát triển các khu vực sản xuất công nghiệp:
Phát triển 01 cụm công nghiệp tập trung quy mô 25 ha, tại khu vực xã Nà Tấu với các chức năng phát triển chính gồm: Chế biến nông - lâm sản; sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc; Cơ khí - chế tạo máy móc phục vụ sản xuất nông lâm thủy sản, thủ công mỹ nghệ,...).
c) Định hướng phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản:
Thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Xây dựng và hoàn thành lập, phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị và dịch vụ, du lịch nông thôn giai đoạn 2023-2025 và định hướng đến năm 2030; Trong đó đối với thành phố Điện Biên Phủ trọng tâm là Phát triển nông lâm kết hợp, lâm nghiệp đô thị, cảnh quan và các loại hình du lịch sinh thái, bền vững gắn với tài nguyên rừng.
d) Định hướng hệ thống hạ tầng xã hội:
* Trung tâm hành chính:
- Cấp tỉnh: Khu trung tâm hành chính chính trị của Tỉnh tại khu đô thị mới phía Đông thành phố Điện Biên Phủ (kế thừa theo QHC 2011) với quy mô khoảng 22 ha (bố trí Trung tâm chính trị - hành chính mới của tỉnh và trụ sở làm việc của các Sở, Ngành, cơ quan ngành dọc của tỉnh).
- Cấp thành phố: Trung tâm hành chính thành phố Điện Biên Phủ tại vị trí hiện hữu (phường Him Lam), tiếp tục duy trì, nâng cấp, chỉnh trang đảm bảo phục vụ các dịch vụ hành chính công.
* Trung tâm y tế: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút đầu tư trong lĩnh vực y tế, đảm bảo phục nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Bổ sung quỹ đất khoảng 25 ha tại phường Nam Thanh để tạo quỹ đất phát triển các công trình y tế cấp tỉnh (Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Tâm thần, Trung tâm ung bướu, Trung tâm tim mạch) với tổng quy mô giường bệnh khoảng 1.100 giường bệnh. Khi hệ thống y tế được đầu tư hoàn chỉnh, chuyển đổi một phần khu bệnh viện đa khoa tỉnh hiện hữu cho phát triển chức năng dịch vụ hỗn hợp, chỉ giữ lại một phần cho các dịch vụ y tế thiết yếu (cấp cứu và chuyên khoa).
* Giáo dục, đào tạo:
- Đào tạo: Thực hiện quy trình thành lập trường Đại học Điện Biên Phủ (trên cơ sở sáp nhập 3 trường Cao đẳng trên địa bàn, gồm: Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Điện Biên và trường Cao đẳng Y) là trường Đại học đa ngành, đa cấp, là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên. Giai đoạn dài hạn bố trí quỹ đất dự trữ quy mô khoảng 20 ha để xây dựng trường đại học Điện Biên Phủ tại xã Thanh Minh (khi triển khai xong, chuyển đổi quỹ đất hiện hữu cho phát triển dịch vụ, công viên cây xanh, hồ điều hòa,... cho đô thị).
Giáo dục: Nâng cấp mở rộng các trường PTDTNT THPT; Bổ sung quỹ đất mở rộng trường PTDTNT tỉnh (hiện hữu) khoảng 0,172 ha; bố trí quỹ đất khoảng 5 ha tại xã Thanh Minh để xây dựng mới Trường PTDTNT tỉnh sau năm 2035; Bổ sung quỹ đất khoảng 0,5 ha để xây dựng mở rộng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn; Bổ sung tổng quỹ đất khoảng 23,0 ha để phát triển hệ thống trường THPT cho thành phố để đảm bảo đáp ứng nhu cầu và bán kính phục vụ cho dân số tăng thêm, gồm: (1) Tại khu vực Mường Phăng quy mô khoảng 3,0 ha; (2) Tại khu vực Noong Bua quy mô khoảng 4,0 ha để làm cơ sở di dời trường THPT thành phố Điện Biên sau năm 2035; (3) Tại khu vực Thanh Trường quy mô khoảng 4,0 ha; (4) Tại khu vực phường Him Lam quy mô khoảng 10 ha để xây dựng trường Phổ thông liên cấp chất lượng cao; (5) Tại Khu trung tâm hành chính - chính trị tỉnh khoảng 2,0 ha cho Trung tâm ngoại ngữ - tin học thuộc sở Giáo dục đào tạo".
* Văn hóa, Thể dục thể thao:
Hệ thống công trình văn hóa cấp tỉnh (Trung tâm Văn hóa, Rạp chiếu phim, Thư viện tỉnh, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Trung tâm Triển lãm....) tiếp tục được duy trì, nâng cấp đảm bảo hoạt động. Bố trí quỹ đất khoảng 7,56ha để xây dựng Bảo tàng tỉnh, Nhà hát tỉnh (tại vị trí phía Nam phường Noong Bua như QHC 2011). Hình thành mới Khu bảo tàng văn hóa Tây Bắc kết hợp công viên văn hóa Tây Bắc với quy mô khoảng 16,5 ha.
Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện Khu TDTT cấp tỉnh tại phường Him Lam với quy mô khoảng 17,6 ha. Sau khi dự án hoàn thành chuyển Khu sân vận động tỉnh hiện tại để phát triển Khu công viên cây xanh, kết hợp dịch vụ phục vụ cho cộng đồng dân cư đô thị và hỗ trợ dịch vụ du lịch;
Hệ thống công trình VH - TDTT cấp thành phố tiếp tục được duy trì, phát triển đảm bảo phù hợp với Thiết chế văn hóa thể thao của thành phố đảm bảo tiêu chuẩn quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đáp ứng phục vụ nhu cầu cho nhân dân;
* Công viên, cây xanh tập trung:
Toàn thành phố định hướng có 6 công viên cây xanh tập trung gồm (02 công viên hiện trạng tại khu vực phường Noong Bua và phường Mường Thanh tiếp tục được nâng cấp, chỉnh trang đảm bảo hoạt động và bổ sung thêm 04 công viên cây xanh tập trung (01 công viên trung tâm phân khu phía Bắc khu đô thị trung tâm lịch sử; 03 công viên tập trung tại phân khu phía Đông khu đô thị trung tâm lịch sử (tại phía Bắc, tại Khu trung tâm hành chính mới, tại khu vực phía Nam) và hành lang xanh sông Nậm Rốm.
Ngoài ra, đề xuất hình thành phát triển các công viên chuyên đề gắn với DTLSCM và các đồi cảnh quan trong đô thị. Phát triển các công viên dọc sông Nậm Rốm và dải cây xanh cảnh quan dọc trục thoát nước phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và tham quan du lịch.
Tổng quy mô đất công viên cây xanh tập trung khoảng 143,06 ha, chỉ tiêu đạt 8,94 m2/người.
e) Định hướng quy hoạch phát triển nhà ở:
Đất đơn vị ở toàn đô thị đến năm 2045 khoảng 800 ha, chỉ tiêu đất đơn vị ở mới bình quân toàn đô thị tối đa 45 m2/người.
* Đối với khu vực đô thị hiện hữu:
Nâng cấp hệ thống hạ tầng nhằm cải thiện điều kiện sống trong các đơn vị ở, khu ở; di dời cơ sở sản xuất ô nhiễm trong các khu dân cư ra cụm công nghiệp tập trung; điều chỉnh chức năng sử dụng đất tại khu vực đô thị trung tâm để dành diện tích xây dựng không gian mở, công viên cây xanh, công trình công cộng, hạ tầng xã hội và đặc biệt là trả lại không gian cho các điểm di tích lịch sử cách mạng thuộc quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
- Đối với khu phố cũ: Tập trung cải thiện chất lượng ở (nhà ở, môi trường ở). Lập quy chế kiểm soát phát triển, chú trọng đến các vấn đề sau: Quy định tầng cao tối đa của nhà ở riêng lẻ cải tạo (theo hướng khống chế để không được chắn tầm nhìn đến các đồi di tích); Các phong cách kiến trúc được áp dụng cho mặt đứng nhà tuyến phố, tầng cao khối nhà mặt đứng tuyến phố; Đảm bảo không gian ở truyền thống như: khu bán hàng, khu ở, khu phụ, sân trong... Đảm bảo về thông thoáng, ánh sáng.
- Đối với Khu đô thị cũ, cải tạo nâng cấp: sắp xếp lại quỹ đất bên trong các ô phố, mở rộng đường giao thông, dãn dân ra các khu đô thị mới. Dành quỹ đất tổ chức các không gian mở như phố đi bộ kết hợp dịch vụ, cây xanh, bãi đỗ xe.
- Đối với nhà ở riêng lẻ dân tự xây, kiểm soát quy hoạch và kiến trúc, đảm bảo thông thoáng, an toàn phòng cháy nổ.
- Đối với nhà ở tại các điểm đô thị hóa tại vùng nông thôn: Đáp ứng các nhu cầu nhà ở tại chỗ (nhà ở lô phố, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.).
- Đối với nhà ở nông thôn, khuyến khích bảo tồn không gian kiến trúc truyền thống đặc biệt là nhóm dân tộc Thái, H’Mông (nhà sàn, nhà trình tường,...); hạn chế hình thành các nhóm ở quy mô nhỏ, phân tán (dưới 50 hộ) để có cơ sở bố trí hệ thống hạ tầng thuận lợi tạo điều kiện nâng cấp chất lượng sống đồng thời kết hợp phát triển du lịch văn hóa cộng đồng. Nghiên cứu thiết kế mẫu nhà ở nông thôn điển hình, đáp ứng tiện nghi và sinh hoạt hiện đại, thống nhất về ngôn ngữ kiến trúc, kiểm soát về mật độ và tầng cao xây dựng, giảm thiểu tối đa và khắc phục tình trạng xây dựng lộn xộn hiện nay.
- Đối với khu làng xóm đô thị hoá: Nâng cấp và phát triển hạ tầng làng xóm kết nối liên thông với hệ thống hạ tầng chung, giữ gìn các không gian văn hóa truyền thống làng xóm. Rà soát quỹ đất trống, đất xen ghép trong đô thị để từng bước chuyển đổi thành không gian xanh, nông nghiệp đô thị, công trình hạ tầng xã hội và các tiện ích đô thị khác.
- Kiểm soát việc chuyển đổi chức năng khác: Các khu vực đất nông nghiệp, đất vườn liền kề với đất ở; Kiểm soát việc phân lô tách thửa trong các khu vực đô thị hiện hữu thông qua các quy định quản lý quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc, đảm bảo phù hợp với tính chất đặc thù của từng khu vực, đặc biệt là các khu vực không gian lân cận các di tích, các danh lam thắng cảnh...
* Khu dân cư, đô thị mới:
Xây dựng các khu đô thị mới đồng bộ hiện đại đáp ứng các yêu cầu chỉ tiêu trong quy chuẩn xây dựng và tiêu chí, chỉ tiêu đô thị loại II; tăng cường xây dựng nhà ở cao tầng gắn với các tuyến giao thông công cộng. Phát triển nhà ở xã hội chất lượng cao.
Việc phát triển nhà ở mới tại các đô thị phải thực hiện theo dự án bảo đảm đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển đô thị xanh, đô thị sinh thái, tiết kiệm năng lượng theo quy định của luật nhà ở.
Xây dựng nhà ở thương mại cao cấp dành cho chuyên gia và tầng lớp trung lưu mới. Phát triển các mô hình condotel, officetel đáp ứng cho cư dân không chính thức hoặc người lao động phi chính thức sống và làm việc trong thành phố với thời gian ngắn.
Đối với nhà ở riêng lẻ, khuyến khích người dân từng bước cải tạo chỉnh trang theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, làm vườn trên mái hoặc logia để cải thiện môi trường sống gắn với thiên nhiên, nắng và gió, giảm thiểu dịch bệnh truyền nhiễm.
Nhà ở xây mới được phân thành các loại nhà vườn, nhà riêng lẻ, nhà liền kề, nhà chung cư, nhà phức hợp và bố trí từng loại hình phù hợp với đặc tính khu vực.
Nhà riêng lẻ và nhà liền kề bố trí theo lô vừa và nhỏ ở khu vực lân cận và khu vực trung tâm thành phố nơi có mật độ dân cư cao, khuyến khích sử dụng hình thái kiến trúc phù hợp với quy hoạch chỉnh trang của khu vực lân cận.
Nhà phức hợp nằm trong khu vực tổ hợp tái phát triển, được xây dựng với mục đích kết hợp các chức năng, mục đích đặc biệt khác ngoài chức năng cư trú.
Ưu tiên các công trình nhà ở xã hội, dành nhiều diện tích cho không gian công cộng và không gian mở, diện tích giao thông tĩnh và giao thông cho xe đạp và đi bộ.
* Nhà ở xã hội:
Việc phát triển nhà ở xã hội phải tuân thủ các quy định hiện hành và đáp ứng quy định về tỷ lệ đất trong mỗi dự án phát triển nhà ở, đảm bảo có chất lượng và giá thành phù hợp với nhu cầu ở của người có thu nhập thấp. Nhà ở xã hội phải được tính toán phù hợp với nhu cầu thường biến và đột biến.
Tổng diện đích đất đai thành phố Điện Biên Phủ: 30.657,79 ha; Định hướng quy hoạch sử dụng đất cho các giai đoạn như sau:
* Đến năm 2030:
- Tổng quy mô đất xây dựng khoảng 4.215,45 ha (chiếm 13,75% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố) Trong đó:
+ Quỹ đất dân dụng khoảng: 1.003,22 ha chiếm 23,8% diện tích đất xây dựng; Chỉ tiêu đạt được 87,24 m2/người; Trong đó đất đơn vị ở, đất dịch vụ công cộng đô thị, đất cây xanh đô thị đảm bảo đạt tiêu chí đô thị loại II.
+ Quỹ đất ngoài dân dụng khoảng 3.212,23 ha (chiếm 76,2% diện tích đất xây dựng) Trong đó tập trung phát triển quỹ đất cho Hỗn họp dịch vụ và Du lịch.
- Đất nông nghiệp và chức năng khác tổng diện tích 26.442,34 ha (chiếm tỷ lệ 86,25% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố)
* Đến năm 2045:
- Tổng quy mô đất xây dựng khoảng 5.953,8 ha (chiếm 19,42% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố) Trong đó:
+ Quỹ đất dân dụng khoảng: 1.366,80 ha chiếm 24,57% diện tích đất xây dựng; Chỉ tiêu đạt được 85,43 m2/người; Trong đó đất đơn vị ở, đất dịch vụ công cộng đô thị, đất cây xanh đô thị đảm bảo đạt tiêu chí đô thị loại II.
+ Quỹ đất ngoài dân dụng khoảng 4.587,0 ha (chiếm 77,04% diện tích đất xây dựng) Trong đó tiếp tục tập trung phát triển quỹ đất cho Hỗn hợp dịch vụ và Du lịch.
- Đất nông nghiệp và chức năng khác tổng diện tích 24.703,99 ha (chiếm tỷ lệ 80,58% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố).
8. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo định hướng hạ tầng xanh, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo nền tảng cho phát triển bền vững, đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí đô thị loại II và đảm bảo hỗ trợ, chia sẻ và hài hòa với các huyện lân cận cùng phát triển.
8.1. Giao thông:
a) Giao thông đối ngoại:
- Cảng hàng không: Giai đoạn 2021-2030: Cấp sân bay: 3C (theo mã tiêu chuẩn của tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp II. Giai đoạn sau 2030 (tùy nguồn lực cho phép, có thể thực hiện sớm hơn): Nâng cấp cảng hàng không Điện Biên thành cảng hàng không quốc tế (cấp 4E); Công suất cảng hàng không đạt 3,0 triệu hành khách/năm.
- Đường bộ: Quy hoạch hệ thống giao thông thành phố kết nối với hạ tầng giao thông của tỉnh Điện Biên và của Vùng trên cơ sở hình thành các tuyến đường trục liên kết tạo nên các trục kết nối các vùng trong tỉnh với khu vực và quốc gia.
+ Tuyến cao tốc Sơn La - Điện Biên - Cửa khẩu Tây Trang (CT.03): Đoạn qua Điện Biên dài khoảng 200 km, quy mô 4 làn xe. Giai đoạn đến 2030 đầu tư đoạn tuyến TP. Điện Biên Phủ - Nút giao Km15+800/QL.279 (xã Búng Lao, huyện Mường Ảng), tổng chiều dài khoảng 44 Km. Giai đoạn đến 2050: Hoàn thiện xây dựng tuyến cao tốc Sơn La - Điện Biên quy mô 4 làn xe theo Quy hoạch.
+ Về định hướng nút giao kết nối cao tốc (02 nút): Nút kết nối về trung tâm thành phố Điện Biên Phủ thông qua tuyến ĐT.143; Nút kết nối về Khu du lịch Mường Phăng và Khu di tích Sở chỉ huy chiến trường Điện Biên Phủ.
+ Quốc lộ 12, quốc lộ 279: Đầu tư, nâng cấp đạt quy mô tối thiểu cấp III-IV, 2-4 làn xe. Đoạn đi qua Khu vực trung tâm thành phố Điện Biên Phủ là tuyến trục chính đô thị, lộ giới quy hoạch 28,0-32,0 m.
+ Tuyến tránh QL279: Đoạn Km75+200 - Km85+200 (trùng Km85+830 lý trình QL279 hiện trạng) qua thành phố Điện Biên Phủ; có điểm đầu tại Km75+200/QL279 (phường Him Lam), định hướng kéo dài hướng tuyến qua sông Nậm Rốm và nối tiếp đến ĐT.148 trên địa bàn huyện Điện Biên, về quy mô tuyến tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe, đoạn tuyến tránh qua khu vực đô thị lõi định hướng quy hoạch đường gom hai bên phục vụ phát triển đô thị.
+ Quốc lộ 279B: Chiều dài tuyến khoảng 10,5km, quy mô tối thiểu đường cấp IV, 2-4 làn xe.
+ Các tuyến đường tỉnh (ĐT.141, ĐT.141B, ĐT.141C, ĐT.143, ĐT.147): Nâng cấp, mở rộng đảm bảo tối thiểu đạt cấp V theo Quy hoạch tỉnh Điện Biên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với tuyến ĐT.141 (đoạn Pá Khoang - Bản Hả): thực hiện điều chỉnh hướng tuyến tạo quỹ đất phát triển du lịch sinh thái khu vực Pá Khoang.
+ Bến xe: Duy trì khai thác bến xe khách thành phố Điện Biên Phủ tại phường Thanh Trường với quy mô loại I. Định hướng dài hạn: Đề xuất quy hoạch bổ sung bến xe phía Đông thành phố (quy mô 3,0ha) tại khu vực kết nối trung tâm thành phố với tuyến ĐT.143.
b) Giao thông đô thị: Định hướng phát triển hệ thống đường đô thị phù hợp với quy hoạch phát triển không gian, kiến trúc đô thị, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, liên thông với mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh và của vùng. Phấn đấu mật độ mạng lưới đường (đến đường chính khu vực) đạt tối thiểu 4,0 km/km2; tỷ lệ quỹ đất hạ tầng giao thông so với quỹ đất xây dựng đô thị đạt khoảng 11% (tính đến đường chính khu vực).
- Đường chính đô thị: Lộ giới tối thiểu các tuyến quy hoạch mới là 26m.
+ Tuyến lõi trung tâm: Hình thành trên cơ sở đường 60m (phân khu hành chính) và đường trục chính khu đô thị phía Đông thuộc phường Noong Bua.
+ Tuyến trục chính quy hoạch mới: Tuyến được hình thành trên cơ sở đường Thanh Minh - Độc Lập ở phía Bắc, đường giới hạn phát triển phía Đông và phía Nam đô thị, kết hợp cầu quy hoạch mới qua sông Nậm Rốm tại khu vực phường Nam Thanh.
+ Tuyến trục chính quy hoạch mới nối từ bến xe quy hoạch mới phía Đông thành phố đến khu trung tâm dịch vụ du lịch Pá Khoang.
- Đường liên khu vực: Lộ giới tối thiểu các tuyến quy hoạch mới là 26m (trường hợp đi qua khu vực có địa hình khó khăn, xem xét giảm lộ giới quy hoạch nhưng vẫn đảm bảo quy mô 04 làn xe).
+ Tuyến liên khu vực nối từ đường trục chính đô thị lên khu vực hồ Nậm Khẩu Hú và nối đến QL12 trên địa bàn huyện Điện Biên.
+ Tuyến liên khu vực nối từ QL279 phường Him Lam qua sông Nậm Rốm sang phường Thanh Trường.
+ Tuyến liên khu vực kết nối từ Nà Tấu - Nà Nhạn - Nậm Khẩu Hú - Trung tâm thành phố.
+ Tuyến kết nối từ Nậm Khẩu Hú đi tượng đài kéo pháo.
- Đường chính khu vực: Lộ giới tối thiểu các tuyến quy hoạch mới là 23m. Hình thành các tuyến đường chính khu vực (đường 04 làn xe), khoảng cách các đường từ 300-500m phục vụ liên kết các khu chức năng, kết nối với tuyến đường liên khu vực và các tuyến trục chính đô thị.
- Bãi đỗ xe đô thị: Tổng nhu cầu bãi đỗ xe toàn đô thị đến năm 2030 khoảng 42,5ha; đến năm 2040 khoảng 59,6ha. Nhằm tiết kiệm quỹ đất, khu vực đô thị trung tâm lịch sử có thể sử dụng giải pháp đỗ xe 3-5 tầng.
- Giao thông công cộng: Tiếp tục phát triển các tuyến xe bus nội tỉnh hiện hữu từ thành phố Điện Biên Phủ đi các đô thị trung tâm trong tỉnh. Định hướng phát triển các tuyến xe bus công cộng: Tuyến kết nối từ khu vực bến xe, sân bay về các điểm du lịch di tích lịch sử; Tuyến kết nối từ trung tâm thành phố đi các trung tâm du lịch: Pá Khoang, Mường Phăng, Thành Bản Phủ... Quy hoạch Tuyến cáp treo từ Khu du lịch Him Lam đi Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Pá Khoang và nối tiếp đến Khu đô thị du lịch Lịch sử Văn hóa Mường Phăng. Quy hoạch phát triển tuyến du lịch đường thủy thăm quan hồ Pá Khoang.
8.2. Cao độ nền và thoát nước mưa
a) Cao độ nền:
- Đối với những khu đô thị hiện hữu, những khu vực đã xây dựng có mật độ xây dựng cao, có cốt nền tương đối ổn định, công tác quy hoạch chiều cao phải phù hợp với hiện trạng xây dựng.
- Đối với khu vực xây dựng mới:
+ Các phường trung tâm: Hxd≥ 477,0m.
+ Khu vực đô thị du lịch lịch sử văn hóa Mường Phăng: Hxd≥ 946,0m.
+ Khu vực đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Pá Khoang: Hxd≥ 926,0m.
- Đối với khu vực dân cư mật độ thấp (khu vực các xã ngoại thị): Khu vực dân cư hiện trạng tại các trung tâm xã, giữ nguyên cao độ nền hiện trạng. Cảnh báo và di dời các hộ dân xây dựng tại các vị trí ven sông suối, vị trí xung yếu nguy cơ bị sạt lở.
b) Thoát nước mặt:
- Lưu vực thoát nước:
+ Toàn bộ thành phố được chia thành 11 lưu vực chính, tiêu thoát nước ra sông Nậm Rốm thông qua các trục tiêu thoát phụ và hệ thống hồ chứa tích trữ nước (Hồ Pá Khoang, hồ Nậm Khẩu Hú, hồ Huổi Phạ).
+ Đối với khu vực đô thị trung tâm lịch sử: Phân thành 07 lưu vực nhỏ (có diện tích từ 36-192ha), tiêu thoát nước ra sông Nậm Rốm và trục tiêu phía Đông.
- Hệ thống thoát nước: Xây dựng hệ thống thoát nước riêng cho khu vực các phường nội thị và các khu vực xây dựng tập trung như: Đô thị du lịch lịch sử văn hóa Mường Phăng, đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Pá Khoang. Xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng đối với các xã ngoại thị.
- Các giải pháp thoát nước:
+ Cải tạo, giữ lại tối đa các nhánh suối tụ thủy hiện trạng, có giải pháp nắn dòng, thay thế dòng chảy hiện có nếu bị tác động.
+ Phân tán theo nhiều lưu vực nhỏ, thoát ra kênh tiêu và ra sông suối trong khu vực.
+ Quy hoạch các hành lang xanh dọc hai bên trục tiêu thoát nước: Nhánh suối phụ giải cách ly >10m mỗi bên, nhánh suối chính giải cây xanh cách ly >25m mỗi bên.
Kết cấu dùng mương xây nắp đan hoặc cống hộp trong khu đô thị, khu vực các xã ngoại thị dùng mương xây hở. Các cống qua đường dùng cống bản hoặc cống tròn tùy theo từng vị trí thích hợp để đảm bảo khẩu độ cho nước thoát nhanh và an toàn.
8.3. Cấp nước:
a) Nhu cầu:
Đến năm 2030: 33.000 m³/ng.đ; đến năm 2045: 50.000 m³/ng.đ
b) Định hướng:
* Nguồn nước:
Tiếp tục sử dụng nguồn nước hồ Nậm Khẩu Hú, cấp nước cho nhà máy nước Điện Biên Phủ.
Giai đoạn dài hạn sau năm 2030: Bổ sung nguồn nước mặt hồ Pá Khoang cấp nước cho nhà máy nước Điện Biên Phủ.
* Công trình đầu mối:
Nhà máy nước Điện Biên Phủ công suất hiện trạng là 16.000 m³/ngày đêm; đến năm 2030: 26.500 m³/ngày đêm; đến năm 2045: 40.000 m³/ngày đêm. Phạm vi phục vụ toàn bộ khu vực nội thành.
Xây dựng mới Trạm cấp nước Pá Khoang (công suất năm 2030: 700 m³/ngày đêm; năm 2045: 1.200 m³/ngày đêm), nguồn nước mặt hồ Pa Khoang, cấp nước cho Đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Pá Khoang. Xây dựng mới Trạm cấp nước Mường Phăng (công suất năm 2030: 1.100 m³/ngày đêm; năm 2045: 1.900 m³/ngày đêm) nguồn nước mặt hồ Pá Khoang, cấp nước cho Đô thị du lịch lịch sử - văn hóa - sinh thái Mường Phăng. Xây dựng mới Trạm cấp nước Nà Tấu - Nà Nhạn (công suất năm 2030: 250 m³/ngày đêm; năm 2045: 350 m³/ngày đêm) nguồn nước ngầm, cấp nước cho Đô thị du lịch văn hóa cộng đồng Nà Tấu - Nà Nhạn.
Khu vực nông thôn còn lại sử dụng nước từ các hồ chứa nước, các khe suối, mó nước thông qua các công trình cấp nước tự chảy; tiếp tục phát triển các dự án thuộc chương trình và mục tiêu quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.
Cấp nước công nghiệp: Xây dựng nhà máy nước riêng cấp nước cho cụm công nghiệp (CCN) Nà Tấu, công suất 300 m³/ngày đêm.
* Mạng lưới cấp nước và chữa cháy:
Cấu trúc mạng lưới đường ống cấp nước được phân làm 3 cấp chính (Mạng truyền dẫn cấp I có đường kính D≥300mm; Mạng truyền phân phối cấp II có đường kính 100mm≤ D <300mm; Mạng ống dịch vụ cấp ni có đường kính D <100mm). Xây dựng tuyến ống từ Nhà máy nước Điện Biên Phủ thành mạng lưới cấp nước liên hoàn toàn hệ thống cấp nước với đường kính thiết kế từ D100 - D800 mm.
Cấu tạo mạng lưới dạng vòng khép kín kết hợp mạng nhánh, đảm bảo hiệu quả kinh tế kỹ thuật tối ưu nhất cho toàn hệ thống. Vật liệu đường ống có thể sử dụng ống gang cầu, ống thép, ống nhựa tổng hợp HDPE... đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn hiện hành.
Sử dụng mạng lưới cấp nước chữa cháy chung với mạng lưới cấp nước của khu vực. Bố trí các trụ cứu hỏa trên mạng lưới tại những điểm lấy nước thuận lợi và đảm bảo khoảng cách theo quy định. Mạng lưới đường ống được tính toán kiểm tra trong giò có cháy trong giờ dùng nước max với 3 đám cháy xảy ra đồng thời, lưu lượng của một đám cháy là 55 l/s.
8.4. Cấp điện:
a) Nhu cầu:
Tổng nhu cầu dùng điện theo tính toán (đến năm 2030 khoảng 83.480 MW, đến 2045 khoảng 213.46MW - tương đương 237.18MVA (CosΦ=0.9).
b) Giải pháp:
* Nguồn điện: Theo Quy hoạch tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2030 đã được phê duyệt, sẽ nâng cấp 2 trạm 110kV hiện có (Điện Biên, Điện Biên 2) lên công suất 2x63MVA đảm bảo đủ nhu cầu cấp điện cho thành phố.
* Lưới điện: Thiết kế lưới điện 110kV sẽ đảm bảo tiêu chí N-1, mỗi trạm 110kV được cấp điện từ 2 đường dây 110kV trở lên. Lưới trung áp tại các đô thị sẽ từng bước cải tạo về cấp điện áp 22kV phù hợp với mật độ phụ tải và đảm bảo tiêu chuẩn của ngành điện.
* Trạm biến áp và lưới 22/0,4kV:
- Trong các khu dân cư, đô thị xây mới nên sử dụng trạm kín kiểu xây hoặc hợp bộ để đảm bảo mỹ quan đô thị. Hệ thống điện hạ thế thống nhất sử dụng cấp điện áp 380/220V trung tính nối đất trực tiếp. Với khu đô thị mới đầu tư đồng bộ, lưới điện hạ thế phải đi ngầm. Vùng ngoại thị hoặc khu chưa ổn định về quy hoạch có thể đi nổi bằng cáp vặn xoắn. Lưới điện hạ thế có bán kính cấp điện không quá 500m trong đô thị, không quá 1.200m phạm vi ngoài đô thị nhằm tránh độ sụt áp cuối đường dây quá định mức cho phép.
- Lưới chiếu sáng: Xây dựng hoàn chỉnh toàn bộ mạng lưới chiếu sáng đèn đường, chiếu sáng cảnh quan - lễ hội cho khu vực nghiên cứu. Bổ sung các tuyến chiếu sáng cho các trục đường và các khu dân cư. Các tuyến đường có mặt cắt ≥ 10,5m sẽ được bố trí chiếu sáng 2 bên đường, ≤ 10,5m chiếu sáng một bên đường. Các đường trục chính trong đô thị tuyến chiếu sáng bố trí đi ngầm dùng cáp đồng, tiết diện không nhỏ hơn XLPE-3x16+1x10mm2.
8.5. Bưu chính viễn thông:
a) Bưu chính:
Bưu chính trở thành hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số, thương mại điện tử và logistics.
Phương án phát triển mạng vận chuyển bưu chính:
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh doanh, tối ưu đường thư và phương tiện vận chuyển, theo dõi hành trình của bưu gửi nhằm giảm bớt chi phí, thời gian trong toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh.
- Thiết lập mạng vận chuyển bưu chính dùng chung giữa các doanh nghiệp bưu chính nhằm giảm chi phí vận chuyển, đảm bảo thời gian, nâng cao chất lượng dịch vụ. Phát triển các giải pháp chia sẻ xe rỗng giữa các doanh nghiệp bưu chính.
- Xây dựng các giải pháp giám sát hành trình đối với phương tiện vận chuyển.
- Tăng cường sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ công tác phát bưu gửi và sử dụng bản đồ số phục vụ việc vận chuyển bưu gửi. Khai thác và ứng dụng hiệu quả nền tảng mã địa chỉ gắn với bản đồ số (Vpostcode) đến 100% hộ gia đình nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong thương mại điện tử và logistics.
Hệ thống mạng điểm dịch vụ:
- Tiếp tục duy trì mạng lưới bưu chính hiện có, từng bước nâng cấp các thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ số trong quản lý, khai thác. Đầu tư, phát triển mới điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ và kết nối internet băng rộng cố định.
- Đầu tư, nâng cấp, kiên cố hóa các điểm bưu điện - văn hóa xã đảm bảo các điểm bưu điện - văn hóa xã là các điểm cung cấp đa dịch vụ về bưu chính (đầu tư, kiên cố hóa 2 điểm; nâng cấp đa dịch vụ 15 điểm).
- Đầu tư xây dựng mới 01 Trung tâm khai thác vận chuyển bưu chính mới hiện đại tại thành phố Điện Biên Phủ
- Duy trì tuyến đường thư cấp 2 với tần suất 2-3 chuyến/ngày, nâng cao chất lượng các tuyến đường thư cấp 3 với tần suất 1-2 chuyến/ngày.
b) Viễn thông:
Định hướng phát triển Viễn thông đảm bảo đáp ứng các mục tiêu:
- Tỷ lệ cơ quan Đảng, Nhà nước từ cấp thành phố tới cấp xã, phường kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước: Duy trì 100%.
- Tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố có dịch vụ băng rộng cố định cáp quang: 100%.
- Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cố định cáp quang: 100%.
- Tỷ lệ hộ gia đình được phủ sóng băng rộng di động (4G, 5G, ...): 100%.
- Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G đến các khu vực đô thị: 100%.
- Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh/tổng thuê bao điện thoại di động: 100%.
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh: 100%.
- 100% khu vực công sở, công cộng (sân bay, bến xe, khu du lịch, trường chuyên nghiệp, khu công nghiệp...) được phủ sóng wifi internet miễn phí.
- Tỷ lệ ngầm hóa hạ tầng mạng cáp ngoại vi trên toàn thành phố (tập trung chủ yếu tại các khu đô thị, yêu cầu cao về mỹ quan): Trên 40%. Tiếp tục hoàn thiện việc cải tạo, chỉnh trang mạng cáp ngoại vi (cáp treo trên cột điện lực, cột viễn thông) tại tất cả các khu vực chưa thể thực hiện ngầm hóa.
8.6. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
a) Thoát nước thải:
Nhu cầu thoát nước thải toàn thành phố Điện Biên Phủ: Giai đoạn 2030: 19.600m³/ngđ; Giai đoạn 2045: 30.000m³/ngđ.
Định hướng:
- Khu vực đô thị trung tâm lịch sử, khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Pá Khoang, khu đô thị du lịch lịch sử văn hóa Mường Phăng: Sử dụng hệ thống thoát nước riêng và xử lý tập trung. Nước thải được đưa về các trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý theo QCVN 14:2008/BTNMT trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Nước thải sau xử lý giá trị C đạt cột A theo QCVN 14:2008/BTNMT.
+ Khu vực đô thị trung tâm lịch sử xây dựng 02 trạm xử lý nước thải (Lưu vực phía Bắc xây dựng mới trạm xử lý nước thải nằm trong Phân khu phía Bắc thành phố, công suất đến 2030 khoảng 2.000 m³/ngđ; đến 2045 nâng công suất lên 5.000 m³/ngđ; Lưu vực trung tâm và phía Nam: Sử dụng trạm xử lý nước thải hiện hữu của thành phố công suất hiện trạng 10.000 m³/ngđ, dự kiến đến 2045 nâng công suất lên 20.000 m³/ngđ).
+ Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Pá Khoang quy hoạch mới trạm xử lý thải với công suất dự kiến đến 2030 là 400 m³/ngđ; đến năm 2045 là 700 m³/ngđ.
+ Khu đô thị du lịch lịch sử văn hóa Mường Phăng quy hoạch mới trạm xử lý thải với công suất dự kiến đến 2030 là 650 m³/ngđ; đến năm 2045 là 1.500 m³/ngđ.
- Khu vực dân cư các xã ngoại thị: Sử dụng hệ thống thoát nước chung, thu gom hình thành các tiểu lưu vực nhỏ và xử lý cục bộ bằng sinh học, ưu tiên xây dựng các trạm xử lý nước thải phi tập trung có công suất từ 100 - 300m³/ng.đêm để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
- Khu công nghiệp: Sử dụng hệ thống thoát nước thải riêng.
- Nước thải y tế: Đối với các bệnh viện tuyến tỉnh, các bệnh viện tuyến thành phố, các trung tâm y tế cấp xã cần được xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải riêng hoàn toàn. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT trước khi xả ra hệ thống thoát nước đô thị.
- Mạng lưới đường ống:
+ Trên mạng lưới đường phố đặt các tuyến cống thoát nước thải riêng, cống tự chảy dùng cống tròn bằng bê tông, cốt thép, đường kính từ 300mm ÷ 800mm, đặt dưới vỉa hè với độ sâu chôn cống nhỏ nhất là 0,5m, độ dốc tối thiểu là 1/D hoặc theo độ dốc của đường giao thông. Các tuyến công được đặt phải đảm bảo thu được nước thải của tất cả các đối tượng thải nước 2 bên đường.
+ Đường ống áp lực: Dùng ống gang đặt dưới vỉa hè dưới lòng đường (nếu vỉa hè chật), độ chôn sâu đáy cống ≤ 0,7m.
b) Quản lý chất thải rắn:
Khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn thành phố đến 2030 khoảng 155,5 tấn/ngđ; đến năm 2045 khoảng 212,5 tấn/ngđ.
Cơ sở xử lý chất thải rắn: Sử dụng khu Khu liên hợp tại bãi Púng Min, xã Pom Lót, huyện Điện Biên (phù hợp với định hướng Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Giải pháp thu gom chất thải rắn: Phân loại CTR tại nguồn, tổ chức thu gom CTR tập trung về khu xử lý theo quy hoạch. Từng bước chấm dứt hoạt động của bãi chôn lấp tự nhiên, tổ chức hoàn nguyên tránh phát sinh ô nhiễm môi trường. Các điểm tập kết được bố trí tại các vị trí thuận lợi về giao thông, không tập trung nhiều hoạt động ngoài giờ hành chính (thời điểm bắt đầu các hoạt động thu gom và tập kết chất thải rắn). Mỗi điểm tập kết hoạt động không quá 30-60 phút để hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động giao thông. Sau khi kết thúc hoạt động phải có xe xịt rửa chuyên dụng vệ sinh và hoàn trả mặt bằng.
c) Nghĩa trang:
Nhu cầu đất nghĩa trang toàn thành phố đến năm 2030 khoảng 10,0ha và đến năm 2045 khoảng 13,5ha (Nhu cầu trên chưa bao gồm việc di dời, giải tỏa các nghĩa trang hiện hữu).
Các nghĩa địa, nghĩa trang hiện có không đủ khoảng cách an toàn vệ sinh tới các khu chức năng, dân cư, ảnh hưởng tới nguồn nước, không đảm bảo mỹ quan khu vực cần đóng cửa ngừng chôn cất, sử dụng các biện pháp cải tạo môi trường (trồng cây, thu gom xử lý nước rỉ từ hầm mộ...).
Công viên nghĩa trang thành phố Điện Biên Phủ được xây dựng tại phía Bắc bản Bánh, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên với quy mô 100ha (phù hợp với định hướng quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Đề xuất xây mới nhà tang lễ trong Công viên nghĩa trang kết hợp cơ sở hỏa táng, giai đoạn ngắn hạn có thể xây nhà tang lễ trong khuôn viên Bệnh viện đa khoa tỉnh.
9. Giải pháp bảo vệ môi trường:
Quy hoạch, xây dựng đô thị bảo vệ và phát huy các điều kiện tự nhiên đặc trưng: tài nguyên nước hồ Nậm Khẩu Hú, Pá Khoang và nguồn nước sông Nậm Rốm, tính đa dạng địa chất gắn với giá trị lịch sử, hệ sinh thái Rừng văn hóa lịch sử Mường Phăng và cánh đồng Mường Thanh tạo hành lang sinh thái kết nối với Khu bảo tồn Pá Khoang - Mường Phăng.
Phát triển đô thị theo hướng xanh, sinh thái, đảm bảo không gian đô thị hài hòa với điều kiện cảnh quan tự nhiên và đặc điểm văn hóa miền núi Tây Bắc. Bảo tồn đa dạng sinh học, sinh cảnh cho các loài động thực vật tại các khu rừng đô thị, rừng phòng hộ, khu bảo tồn, đặc biệt tại Khu bảo tồn Pá Khoang - Mường Phăng. Bảo vệ cảnh quan các khu vực đồi núi, di tích lịch sử, các hành lang xanh sông Nậm Rốm,...
Cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đô thị, kiểm soát ô nhiễm môi trường, quản lý chặt chẽ các nguồn phát sinh chất thải rắn, lỏng, khí trong đô thị, đặc biệt là nguồn công nghiệp, du lịch, dân cư đô thị và giảm thiểu rủi ro thiên tai (lũ lụt, sạt lở, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan).
Ngăn ngừa sự cố môi trường, tăng cường quan trắc và giám sát môi trường trên địa bàn thành phố.
10. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư
10.1. Công tác lập quy hoạch, chương trình, đề án thực hiện sau khi đồ án quy hoạch chung được duyệt:
a) Công tác tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch:
Tổ chức thực triển khai lập các đồ án quy hoạch theo Quy hoạch chung đã được phê duyệt tuân thủ theo các quy định của pháp luật về xây dựng, phát triển đô thị.
b) Công tác lập đề án, chương trình:
Tổ chức triển khai lập Chương trình phát triển đô thị thành phố theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung; lập Hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị; lập các đề án, chương trình riêng phục vụ phát triển đô thị (cây xanh đô thị, giao thông thông minh, thoát nước bền vững...). Lập đề án đề nghị công nhận thành phố Điện Biên Phủ là đô thị loại II khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
10.2. Các chương trình dự án ưu tiên đầu tư:
Các dự án ưu tiên đầu tư đề xuất gồm các dự án quan trọng, có khả năng lan tỏa và thúc đẩy các dự án khác. Các dự án này cần được thực hiện để đảm bảo khả năng triển khai thực hiện theo quy hoạch và đáp ứng mục tiêu phát triển đô thị trở thành Đô thị du lịch lịch sử Quốc gia và đạt được tiêu chí đô thị loại II trong giai đoạn ngắn hạn. Gồm:
a) Các dự án có ý nghĩa tạo động lực phù hợp với định hướng phát triển không gian (Tiếp tục nâng cấp nhà ga sân bay Điện Biên Phủ đảm bảo công suất 2 triệu hành khách/năm; Đầu tư xây dựng tuyến đường Cao tốc Sơn La - Điện Biên (CT.03); Đầu tư, nâng cấp, xây dựng các tuyến đường quốc lộ QL279, tuyến tránh thành phố; QL279B, QL12; Đầu tư nâng cấp các tuyến đường tỉnh ĐT141, ĐT141B, ĐT141C, ĐT143, ĐT143B, ĐT147).
b) Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ (Dự án Bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ; Hoàn thiện di dời và thực hiện di dời các trụ sở cơ quan hành chính chính trị sang khu trung tâm hành chính tập trung, tạo điều kiện để xây dựng các không gian, các công trình công cộng, dịch vụ, các tiện ích phục vụ du lịch; Xây dựng tuyến đường di tích nối kết hệ thống đồi di tích trong phạm vi phân khu phía Tây - Khu đô thị trung tâm lịch sử; Đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ du lịch (Nhà hàng, Khách sạn trung - cao cấp, Khu nghỉ dưỡng, Khu vui chơi giải trí, ...) tại Khu đô thị trung tâm lịch sử; Đầu tư xây dựng Khu trung tâm đón tiếp, điều hành du lịch, khu dịch vụ, lưu trú, vui chơi giải trí, thể thao (phía Đông hồ Huổi Phạ) - Cửa ngõ kết nối giữa Đô thị Lịch sử với Không gian du lịch Pá Khoang - Mường Phăng; Đầu tư xây dựng Khu tổ hợp đón tiếp, điều hành, khu nghĩ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, thể thao, sân gôn và các điểm du lịch gắn với hệ sinh thái rừng và hồ Pá Khoang; Đầu tư xây dựng Khu đón tiếp, điều hành, khu lưu trú, khu dịch vụ du lịch tại Mường Phăng; Đầu tư xây dựng tuyến cáp treo nối kết từ ga cáp treo Mường Phăng lên đỉnh “Pu Tó Cọ”; phát triển khu vực Pu Tó Cọ thành không gian vọng cảnh kết hợp các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch; Cải tạo, chỉnh trang các làng bản dân tộc đặc trưng gắn với sản xuất - phát triển du lịch cộng đồng, phát triển mô hình du lịch Homestay, Farmstay; Tiếp tục phát huy, nâng cấp các cơ sở dịch vụ du lịch hiện hữu - gắn bó chặt chẽ với các khu, các chức năng phát triển mới; Dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng núi Tà Lèng (có sân gôn); Quần thế đô thị, du lịch, cáp treo Điện Biên Phủ; Khu dịch vụ nghỉ dưỡng xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ).
c) Các dự án đầu tư phát triển đô thị:
- Các dự án phục vụ nâng cấp, phát triển đô thị (Hoàn thiện hệ thống kè kết hợp công viên, cây xanh cảnh quan, các tiện ích đô thị dọc dòng sông Nậm Rốm; Xây dựng không gian công cộng, không gian mở nối kết từ quảng trường 7/5 ra sông Nậm Rốm; Xây dựng khu trung tâm hành chính, chính trị tỉnh Điện Biên; Xây dựng hoàn chỉnh Khu trung tâm TDTT tỉnh Điện Biên (sân vận động, bể bơi, ...); Xây dựng Bảo tàng tỉnh, Nhà hát tỉnh; Đầu tư xây dựng các cơ sở y tế (Bệnh viện Sản nhi, Trung tâm Ung Bướu, Trung tâm Tim mạch) và cải tạo nâng cấp mở rộng (Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Tâm Thần, TTYT thành phố Điện Biên Phủ); Đầu tư xây dựng hệ thống các Khu thương mại, dịch vụ tổng hợp (Chợ và thương mại dịch vụ Mường Thanh; Trung tâm thương mại thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn II; Khu liên hợp Trung tâm thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí; Dự án xây dựng Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa phía Đông, thành phố Điện Biên Phủ; Trung tâm thương mại, dịch vụ, hỗn hợp phường Thanh Bình); Xây dựng Cụm công nghiệp Điện Biên tại Nà Tấu; Thu hút các dự án đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, dịch vụ (Khu đô thị - Phố đi bộ sân bay Mường Thanh, Khu đô thị sinh thái ven sông Nậm Rốm, Khu đô thị mới, du lịch nghỉ dưỡng và dịch vụ thể thao Tây Bắc); Tiếp tục hoàn thiện các dự án phát triển đô thị (Khu đô thị đa chức năng dọc đường 60m, Khu đô thị Him Lam, Khu dân cư Mường Thanh B, ...) và xây dựng các Khu đô thị mới, khu chức năng mới (KĐT mới phường Thanh Trường, Khu đô thị dọc theo tuyến đường Thanh Minh - Độc Lập.
d) Các dự án hạ tầng kỹ thuật (Đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ Khu trung tâm đón tiếp, điều hành du lịch và các Khu du lịch, dịch vụ, lưu trú, vui chơi giải trí, thể thao (phía Đông hồ Huối Phạ) lên Pá Khoang; Cải tạo chỉnh trang và xây dựng hoàn chính các trục giao thông chính đô thị và giao thông liên khu vực, kết hợp hoàn chỉnh hệ thống giao thông công cộng (xe Bus) trong Khu đô thị trung tâm lịch sử; Đẩy nhanh tiến độ các trục đường giao thông đang được đầu tư xây dựng; Nâng cấp, xây mới các trạm cấp nước, nhà máy nước và mạng cấp nước đảm bảo nhu cầu cấp nước cho phát triển đô thị và các khu chức năng: Nhà máy nước Điện Biên Phủ, công suất 26.500 m³/ngày đêm, Trạm cấp nước Pá Khoang: Công suất 700 m³/ngày.đêm; Trạm cấp nước Mường Phăng công suất: 1.100 m³/ngày đêm; Trạm cấp nước Nà Tấu - Nà Nhạn công suất: 250 m³/ngày đêm); Sửa chữa, nâng cấp hệ thống Đại thủy nông Nậm Rốm: Kênh Hữu (giai đoạn 1), đầu mối kênh cấp 2 (N24b); kênh Hữu (giai đoạn 2); cầu máng Thanh An và kênh chính Tả; Cải tạo, nâng cấp kênh cấp II thuộc hạ tầng Đại thủy nông Nậm Rốm; Đầu tư xây dựng hệ thống kênh, hồ đập phục vụ tiêu thoát nước và phòng chống thiên tai (Mương tiêu thoát nước khu tái định cư đoạn từ hồ điều hòa Noong Bua (sau bệnh viện Tỉnh) đến cầu D6C khu tái định cư Noong Bua; Mương tiêu thoát nước từ khu tái định cư đến cửa xả sông Nậm Rốm; Dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng BĐKH và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên; Kè chống sạt lở bờ sông Nậm Rốm - từ cầu C9 đến cầu Pắc Nậm; Kè bảo vệ đường bê tông bản Huổi Lơi, xã Thanh Minh); Nâng cấp, xây mới các trạm xử lý nước thải tập trung cùng hệ thống thu gom nước thải: Xây dựng mới trạm xử lý nước thải phía Bắc thành phố công suất: 2.000 m³/ngđ; Trạm xử lý nước thải Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Pá Khoang công suất 400 m³/ngđ; Trạm xử lý nước thải Khu đô thị du lịch lịch sử văn hóa Mường Phăng công suất 650 m³/ngđ; Đầu tư xây dựng Khu Công viên nghĩa trang thành phố Điện Biên Phủ được xây dựng tại phía Bắc bản Bánh, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên với quy mô 100ha và nhà tang lễ trong khuôn viên Khu công viên nghĩa trang thành phố; Đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên Púng Min (Xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và khu vực phụ cận; xử lý chất thải rắn nguy hại cho toàn tỉnh); Cải tạo, nâng cấp Lưới trung áp tại Khu đô thị trung tâm cải tạo về cấp điện áp 22kV phù hợp với mật độ phụ tải và đảm bảo tiêu chuẩn của ngành điện và ngầm hóa trong hào cáp kỹ thuật chung để đảm bảo cảnh quan đô thị. Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng đi kèm hệ thống giao thông.
11. Giải pháp quản lý và nguồn lực thực hiện:
a) Về giải pháp quản lý thực hiện:
(1) Hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hoá, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, đầu tư, quy hoạch, phát triển đô thị, kiến trúc, xây dựng bảo đảm tính minh bạch, thống nhất, loại bỏ các mâu thuẫn, chồng chéo.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn, hệ thống chỉ tiêu về đô thị; nâng cao tiêu chuẩn phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, sự cố môi trường, dịch bệnh, bảo vệ môi trường trong các công trình xây dựng đô thị.
- Tạo dựng các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi trong việc xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng như: Bảo vệ tài nguyên, nguồn nước, kết nối hạ tầng, quản lý chất thải, sử dụng tài nguyên, đất đai, vận tải công cộng, hạ tầng số và logistic...; đầu tư vào kết cấu hạ tầng vùng và hạ tầng dùng chung. Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi, thủ tục hành chính về nhà ở xã hội.
- Tạo lập hành lang pháp lý và cơ chế khuyến khích hình thành và phát triển các quỹ cho phát triển nhà ở và bất động sản; có chính sách ưu đãi, khuyến khích đủ mạnh để thu hút nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng nhà ở, nhà cho thuê đối với người thu nhập thấp, thu nhập trung bình, cải tạo, chỉnh trang đô thị.
(2) Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững:
- Xây dựng hệ thống dữ liệu về quy hoạch phát triển đô thị; ứng dụng rộng rãi hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công nghệ số, nền tảng số trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.
- Tổ chức quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, nhất là quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu công cộng phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Tập trung ưu tiên thực hiện mục tiêu về phát triển đô thị theo các chiến lược quy hoạch đã đặt ra. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị được phê duyệt và quy hoạch hạ tầng; kiểm soát chặt chẽ quy trình chuyển đổi đất nông thôn thành đất đô thị theo quy hoạch và chương trình phát triển đô thị.
- Tập trung xây dựng 04 Khu đô thị để tối ưu các lợi thế phát triển.
- Sử dụng các công cụ quy hoạch đô thị, các công cụ thị trường khác để điều tiết, kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng dân số đô thị, nhất là tại khu vực đô thị trung tâm, thúc đẩy phát triển các đô thị.
(3) Đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ:
- Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và kỹ thuật, hạ tầng số. Khuyến khích sử dụng vật liệu xanh, xây dựng và phát triển hạ tầng xanh, công trình xanh, tiêu thụ năng lượng xanh tại đô thị. Đầu tư tăng cường năng lực hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Ưu tiên phát triển hệ thống đường bộ, giao thông công cộng, bảo đảm liên kết, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; đầu tư các tuyến đường vành đai, đường xuyên tâm, hệ thống giao thông công cộng đồng bộ, bến, bãi đỗ xe phục vụ đô thị và du lịch.
(4) Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị:
- Triển khai các chương trình, đề án tái thiết đô thị hiệu quả đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho phát triển kinh tế khu vực đô thị; khai thác hiệu quả và bền vững các công trình văn hóa, lịch sử, các không gian công cộng như vỉa hè trong phát triển kinh tế khu vực đô thị.
- Phát triển kinh tế dịch vụ, kinh tế ban đêm, kinh tế du lịch, ... tại khu vực đô thị. Phát triển kinh tế gắn với chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp nông thôn trên cơ sở các khu dân cư nông thôn hiện có trở thành các trung tâm dịch vụ, sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm, nguyên liệu,...
b) Một số giải pháp về nguồn lực thực hiện:
- Đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh cho phát triển sản xuất, kinh doanh; giải quyết đồng bộ từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu đang có sức cạnh tranh hoặc có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh;
- Tạo môi trường phát triển sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn cho các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn nhằm ổn định phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang hoạt động và khuyến khích sự đầu tư của các thành phần kinh tế; đổi mới cơ chế tín dụng đầu tư. Đẩy mạnh xã hội hoá một số ngành, lĩnh vực xã hội (giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa-thông tin và thể dục thể thao) để huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển những ngành, lĩnh vực kể trên.
- Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn ODA: cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án được cấp giấy phép đầu tư tiếp tục triển khai và phát triển, mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế-xã hội.
- Cải tiến, hài hoà các thủ tục hành chính, tăng cường vận động để thu hút các nguồn vốn ODA cho phát triển kinh tế, xã hội, trong đó ưu tiên các lĩnh vực năng lượng, cấp thoát nước, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, xoá đói-giảm nghèo và an sinh xã hội. Công khai các thông tin về cơ hội đầu tư, đảm bảo cơ hội công bằng giữa các nhà đầu tư.
- Tập trung nguồn lực phát triển đào tạo nhân lực, chuẩn bị đáp ứng cho nhu cầu của các dự án phát triển kinh tế trong thời gian tới. Có các chính sách thu hút nhân tài về/đến làm việc tại thành phố.
- Sử dụng nguồn vốn ngân sách vào các dự án có khả năng kích thích các nguồn tài chính khác như: lập quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường và các công trình không có khả năng thu hồi vốn.
- Tăng nguồn thu tự huy động bằng cách nâng mức phí sử dụng để có thể trang trải đầy đủ chi phí cung cấp dịch vụ hạ tầng, trong đó bao gồm một số hoặc tất cả các chi phí vốn (qua chiết khấu trong đó có cả các khoản trả nợ).
- Giá (quyền sử dụng) đất và các bất động sản là một nguồn thu tiềm năng mà một vài thành phố của Việt Nam và rất nhiều nước khác trên thế giới đã khai thác để tạo vốn xây dựng đô thị. cần huy động nguồn lực này thông qua những chế tài kiểm soát nghiêm ngặt.
- Đối với các tuyến đường xây dựng mới hoặc mở rộng cần đi kèm dự án phát triển dọc hai bên đường, dùng nguồn kinh phí thu được từ bán đấu giá các quỹ đất hai bên đường này để đầu tư xây dựng đường, hạ tầng kỹ thuật đi kèm, kinh phí để đầu tư xây dựng hệ thống các công trình phúc lợi công cộng, cần quy hoạch những khu tái định cư tại những vị trí hợp lý, tạo điều kiện cải thiện nhà ở cho các đối tượng bị giải tỏa.
- Khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động tự cải thiện môi trường sống trong khu dân cư theo mô hình “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Người dân tự nguyện giải phóng quỹ đất để xây dựng đường xá, hạ tầng, có thể tự bỏ kinh phí xây dựng đường. Nhà nước bỏ kinh phí đền bù cho các hộ bị ảnh hưởng của quá trình xây dựng.
c) Nguồn lực thực hiện:
- Ưu tiên nguồn lực từ ngân sách trung ương cho công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ; phát triển các công trình kết cấu hạ tầng, các công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi lớn và các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu; tập trung nguồn lực địa phương cho công tác cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp, phát triển đô thị, hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng phục vụ đấu nối cho các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch....
- Thu hút xã hội hóa cho đầu tư phát triển các khu đô thị mới, khu và điểm du lịch nghỉ dưỡng, khu và cụm công nghiệp; khuyến khích đầu tư FDI với các dự án ưu tiên đầu tư theo quy định./.