Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 85/KH-UBND triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi tại thành phố Đà Nẵng năm 2025

Số hiệu 85/KH-UBND
Ngày ban hành 20/03/2025
Ngày có hiệu lực 20/03/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Lê Trung Chinh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 85/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 3 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG, CHỐNG DỊCH SỞI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2025

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Sự cần thiết triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi năm 2025

Hiện nay, bệnh Sởi đang có xu hướng gia tăng số ca mắc tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một số nước như Philippines, Malaysia dịch Sởi đã xuất hiện trên diện rộng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá nguy cơ bùng phát dịch Sởi tại Việt Nam là rất cao.... WHO cũng khuyến cáo tại các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao và rất cao và những nơi hiện có chùm ca Sởi (ghi nhận những trường hợp Sởi chẩn đoán xác định), cần triển khai tiêm chủng chiến dịch; các tỉnh, thành phố còn lại có nguy cơ thấp và trung bình, cần tổ chức rà soát để tiêm bù, tiêm vét cho trẻ lỡ tiêm do đại dịch. Việc triển khai tiêm chiến dịch và tiêm bù tiêm vét cần được thực hiện khẩn trương để ngăn chặn dịch xảy ra, đặc biệt ở những nơi có có chùm ca bệnh không để cho dịch lan rộng. Do đặc điểm dịch tễ phức tạp của bệnh Sởi, bệnh khả năng lây lan nhanh, rộng và phụ thuộc nhiều vào tiêm chủng nên việc tiêm chủng cần triển khai càng sớm càng nhanh càng tốt.

Tại Việt Nam, trong năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 45.758 trường hợp sốt phát ban nghi Sởi, 18 trường hợp tử vong liên quan đến Sởi, số trường hợp nghi Sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (66,6%). Từ đầu năm 2025 đến nay, ghi nhận 38.807 trường hợp nghi Sởi, 05 trường hợp tử vong, số mắc tăng cao so với cùng kỳ năm 2024 (111 trường hợp) và tiếp tục ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%). Hầu hết các trường hợp mắc Sởi là không tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh Sởi hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng vắc xin sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo khuyến cáo của WHO, lứa tuổi tiêm chủng vắc xin sởi ở những nước có bệnh Sởi lưu hành là tiêm mũi 1 từ 9 tháng tuổi, mũi 2 lúc 15-18 tháng tuổi; còn ở những nước đã loại trừ bệnh Sởi, tiêm mũi thứ nhất lúc 12 tháng tuổi và tiêm mũi thứ hai lúc 15-18 tháng tuổi. WHO cũng khuyến cáo việc tiêm bổ sung một mũi vắc xin có chứa thành phần Sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi trong những trường hợp gồm: Khi đang bùng phát dịch Sởi, trong các chiến dịch nơi mà nguy cơ mắc Sởi ở trẻ dưới 9 tháng tuổi cao, sau đó trẻ tiếp tục được tiêm 2 mũi theo lịch của Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) (lưu ý mũi 1 cách mũi bổ sung ít nhất 4 tuần). Vắc xin sởi sử dụng cho trẻ dưới 9 tháng tuổi là an toàn và có hiệu quả trong việc phòng mắc bệnh Sởi cho nhóm tuổi nhỏ khi có dịch bùng phát.

Tại thành phố Đà Nẵng, tính từ đầu năm 2025 đến ngày 15/3/2025, toàn thành phố đã ghi nhận 2.218 ca sốt phát ban nghi Sởi, trong đó có 504 ca có xét nghiệm dương tính với Sởi (quận Cẩm Lệ: 100, quận Liên Chiểu: 89, quận Ngũ Hành Sơn: 87, quận Sơn Trà: 84, huyện Hòa Vang: 50, quận Hải Châu: 50, quận Thanh Khê: 44). Trong các trường hợp dương tính với Sởi, số trường hợp trẻ đã đến tuổi nhưng chưa tiêm vắc xin có chứa thành phần Sởi chiếm 63,69%; trẻ < 9 tháng tuổi chiếm 9,33%; trẻ từ 9-24 tháng tuổi chiếm 15,67%; trẻ > 24 tháng tuổi đến 05 tuổi chiếm 23,81%; trẻ > 05 tuổi đến 11 tuổi chiếm 30,16%; > 11 tuổi chiếm 21,03%; trẻ đi học chiếm 60,91%.

Thành phố Đà Nẵng là địa phương có mật độ dân số đông, là đầu mối giao thông quan trọng và là điểm đến của nhiều khách du lịch quốc tế nên nguy cơ các dịch bệnh xâm nhập vào thành phố là rất lớn. Trước tình hình bệnh Sởi trên địa bàn đang có chiều hướng gia tăng, các trường hợp mắc Sởi ghi nhận được chủ yếu là không tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh Sởi thì việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi trên địa bàn thành phố là rất cần thiết.

2. Căn cứ xây dựng kế hoạch

- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội;

- Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế;

- Nghị định số 13/2024/NĐ-CP ngày 05/02/2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

- Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 15/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin phòng chống bệnh Sởi, rubella;

- Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

- Thông tư số 10/2024/TT-BYT ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm đối tượng và phạm vi phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc;

- Quyết định số 4845/QĐ-BYT ngày 25/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh Sởi, rubella”;

- Quyết định số 905/QĐ-BYT ngày 18/3/2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi năm 2025 đợt 2;

- Quyết định số 909/QĐ-BYT ngày 19/3/2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc điều chỉnh Quyết định số 905/QĐ-BYT ngày 18/3/2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 2 và Quyết định số 906/QĐ-BYT ngày 18/3/2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung “Kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2025” ban hành kèm theo Quyết định số 1987/QĐ-BYT ngày 11/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 08/11/2024 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai công tác tiêm chủng mở rộng tại thành phố Đà Nẵng năm 2025;

- Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 18/11/2024 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc triển khai hoạt động kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh Sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh Sởi trên địa bàn thành phố.

2. Mục tiêu cụ thể

a) 95% trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc xin có chứa thành phần Sởi theo quy định được tiêm 01 mũi vắc xin có chứa thành phần Sởi.

b) Đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng tiêm chủng theo quy định.

III. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...