Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 725/KH-UBND năm 2025 thực hiện Kế hoạch 186-KH/TU thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 725/KH-UBND
Ngày ban hành 07/03/2025
Ngày có hiệu lực 07/03/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Ngọc Sâm
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 725/KH-UBND

Kon Tum, ngày 07 tháng 3 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 186-KH/TU NGÀY 09 THÁNG 01 NĂM 2025 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 39-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Căn cứ Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30 tháng 10 năm 2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới (Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư);

Căn cứ Công văn số 1069/TTg-KTTH ngày 17 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội (Công văn số 1069/TTg-KTTH của Thủ tướng Chính phủ);

Thực hiện Kế hoạch số 186-KH/TU ngày 09 tháng 01 năm 2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30 tháng 10 năm 2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới”(Kế hoạch số 186-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 186- KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư, Công văn số 1069/TTg-KTTH của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 186-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

b) Nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

c) Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền trong việc bố trí nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

2. Yêu cầu

a) Xác định rõ nhiệm vụ chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội của các sở, ngành, chính quyền địa phương các cấp. Các cấp ủy, chính quyền cần xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2030, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

b) Tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt sâu sắc nội dung Chỉ thị số 39- CT/TW của Ban Bí thư; Công văn số 1069/TTg-KTTH của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 186-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

c) Tiếp tục triển khai có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới; phát huy được vai trò và sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị trong công tác tín dụng chính sách xã hội, giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội

a) Tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 39- CT/TW của Ban Bí thư, Công văn số 1069/TTg-KTTH của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 186-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động, đặc biệt là những cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội nắm được tinh thần, nội dung chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Qua đó, khẳng định tín dụng chính sách xã hội là một giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Kon Tum nói riêng; thực hiện tốt quan điểm của Đảng về phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm, phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; lấy con người làm trung tâm, không để ai bị bỏ lại phía sau; là công cụ kinh tế thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; là động lực, nguồn lực để những người thụ hưởng tín dụng chính sách xã hội tích cực, chủ động tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống.

b) Các cơ quan truyền thông trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đến các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt những chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn...; những địa phương có kết quả hoạt động tốt, các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, các gương điển hình trong việc vay vốn, tạo sinh kế, tạo việc làm vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các sở, ban ngành có liên quan; chính quyền các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội

a) Xác định nhiệm vụ chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị, địa phương; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao; các chương trình mục tiêu quốc gia; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát huy kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, đề ra nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch cụ thể hằng năm phù hợp với thực tiễn của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

b) Nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội; đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, sử dụng vốn vay hiệu quả.

c) Có giải pháp nâng cao công tác quản lý, giám sát và sử dụng tối đa nguồn lực tín dụng chính sách xã hội để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao.

d) Chỉ đạo xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, gắn với đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại địa phương.

3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong công tác nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Các sở, ban ngành có liên quan; chính quyền địa phương các cấp phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia thực hiện tín dụng chính sách xã hội trong việc:

a) Tiếp tục thực hiện tốt chức năng tuyên truyền, giám sát và phản biện xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội. Tăng cường huy động vốn từ tiền gửi, tiền tài trợ của các tổ chức, cá nhân; huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác, thông qua vận động ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" để huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và cá nhân nhằm bổ sung nguồn vốn cho các chương trình tín dụng chính sách xã hội tại địa phương.

b) Các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện đầy đủ, đảm bảo chất lượng các nội dung công việc nhận ủy thác cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Chú trọng công tác đào tạo tập huấn nâng cao tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ đoàn, hội cơ sở; làm tốt việc nhận diện, bình xét, xác nhận đối tượng vay vốn đảm bảo minh bạch, đúng đối tượng; thường xuyên kiểm tra, nắm chắc tình hình sử dụng vốn của người vay; tăng cường kiểm tra, giám sát, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động tổ tiết kiệm và vay vốn; hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn; xây dựng lồng ghép mô hình, chương trình, dự án hỗ trợ đoàn viên, hội viên phát triển kinh tế với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội; nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, gắn với Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững".

c) Tăng cường phối hợp trong xây dựng, triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội; đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, sử dụng vốn vay hiệu quả.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...