Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 3887/KH-UBND năm 2025 thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 3887/KH-UBND
Ngày ban hành 16/04/2025
Ngày có hiệu lực 16/04/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Ngọc Phúc
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3887/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 16 tháng 4 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 29/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 208/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); Văn bản số 2146/BNN-LN ngày 03/5/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) về việc triển khai Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Đề án) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; với một số nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm cụ thể hóa các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án; xác định các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức triển khai thực hiện Đề án; phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh Lâm Đồng.

- Xác định cụ thể nội dung công việc và trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Đề án; huy động các nguồn lực của toàn xã hội, sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng; từng bước đưa kinh tế lâm nghiệp trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; góp phần tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân sống gần rừng, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ kinh nghèo.

2. Yêu cầu

- Bám sát mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của Đề án; xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành, sản phẩm dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai Quyết định số 208/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; bảo đảm sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan hiệu quả, đúng tiến độ theo kế hoạch và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phát sinh.

- Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phát huy tiềm năng, thế mạnh và giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng; phát huy giá trị tổng hợp của hệ sinh thái rừng trên cùng một đơn vị diện tích; khai thác giá trị của hệ sinh thái rừng gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, người dân ở khu vực có rừng và người làm nghề rừng; bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, tri thức bản địa của cộng đồng các dân tộc thiểu số, góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động, tích cực triển khai kế hoạch theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân miền núi, người làm nghề rừng và người dân sống gần rừng; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, danh lam thắng cảnh và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương; góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phát triển bền vững nguồn cung nguyên liệu gỗ thông qua việc tổ chức thâm canh, mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn để đảm bảo chủ động cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ; góp phần nâng cao năng suất, giá trị của rừng trồng và giá trị gia tăng của ngành chế biến gỗ. Phấn đấu sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng trồng đến 2026 bình quân mỗi năm lấy ra từ hình thức khai thác trắng và tỉa thưa nuôi dưỡng có tận dụng sản phẩm trung gian khoảng 30.000-35.000 m3/năm, giai đoạn 2026-2030 bình quân khai thác trên 35.000-40.000 m3/năm; 100% gỗ và sản phẩm gỗ có sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Duy trì và mở rộng diện tích rừng trồng thuộc đối tượng rừng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng FSC do các Tổ chức quốc tế công nhận đến các công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp.

- Bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả lợi ích kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và an sinh xã hội đối với sản phẩm dược liệu, lâm sản ngoài gỗ theo hướng phù hợp với các chương trình đề án, dự án chung của Chính phủ chỉ đạo; hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm đầu ra chất lượng cao gắn với phát triển thương hiệu có giá tăng gấp 1,5 lần so với năm 2020 vào năm 2030 và tăng gấp 2,0 lần vào năm 2050; giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng từ 10 - 15% vào năm 2030 và 25% vào năm 2050 trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu lâm sản.

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư kết hợp hiệu quả, bền vững trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của từng khu vực trong tỉnh gắn với phát huy có hiệu quả tri thức bản địa nhằm nâng cao giá trị gia tăng từ rừng, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ; đến năm 2030 giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác được gia tăng từ 25% trở lên ngoài giá trị gỗ rừng trồng.

- Phát triển dịch vụ môi trường rừng trên cơ sở các quy định của Nhà nước và điều kiện thực tế của tỉnh; đồng thời quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn từ dịch vụ môi trường rừng đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật; triển khai hiệu quả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng và giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh trên địa bàn theo quy định; tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân khoảng 01%/năm.

- Phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bền vững, có tiềm năng du lịch trên địa bàn các huyện, thành phố. Phát huy tiềm năng, lợi thế, khai thác các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, truyền thống văn hóa, tri thức bản địa; mở rộng các loại hình du lịch, quan tâm phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn gắn với các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương. Bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa, phát huy giá trị tài nguyên du lịch và cảnh quan thiên nhiên, môi trường du lịch, nâng cao trình độ dân trí, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động, thu hút khách du lịch. Xây dựng thương hiệu du lịch cộng đồng thông qua hình thành và phát triển các điểm du lịch cộng đồng. Phát triển du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm du lịch đặc thù chuyên đề là thế mạnh nổi trội và đặc trưng riêng của Lâm Đồng. Phấn đấu đến 2030 khách du lịch đạt 17 triệu lượt khách; trong đó, khách lưu trú đạt 12 triệu lượt khách. Doanh thu đạt trên 21.000 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân đạt 8-10%/năm. Tổng số lao động trực tiếp đạt 35.000 lao động.

- Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng; duy trì ổn định diện tích rừng đặc dụng với diện tích 84.224 ha[1]; triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động của Chính phủ về bảo tồn các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm tại Việt Nam và tại địa phương.

- Thu hút lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp là người dân tộc thiểu số sống ở khu vực có rừng đến năm 2030 chiếm trên 50%; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật đạt từ 45% trở lên vào năm 2030 và 75% vào năm 2050. Nâng cao đời sống của người dân tham gia các hoạt động sản xuất lâm nghiệp đến đấu đến năm 2030 tăng gấp 1,7 lần và đến năm 2050 tăng gấp 2,5 lần so với mức thu nhập tại thời điểm năm 2026.

- Đến năm 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý rừng bền vững; độ che phủ rừng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030 đạt khoảng 55%.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Phát triển nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp và nâng cao giá trị cho ngành chế biến gỗ

- Ổn định vùng rừng nguyên liệu tập trung khoảng 77.000 ha, chiếm tỷ lệ 25% tổng diện tích đất rừng sản xuất; hàng năm phấn đấu trồng khoảng 400 ha rừng trồng tập trung, trong đó rừng trồng sau khai thác trắng chiếm khoảng 60% diện tích và khoảng 25.000 - 30.000 cây phân tán, trong đó diện tích rừng trồng gỗ lớn thuộc đối tượng rừng sản xuất chiếm 90% diện tích rừng trồng hàng năm.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...