Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 374/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án "Phát triển Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Số hiệu 374/KH-UBND
Ngày ban hành 04/12/2024
Ngày có hiệu lực 04/12/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Võ Văn Phi
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 374/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 04 tháng 12 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÂY TRỒNG TỔNG HỢP (IPHM) ĐẾN NĂM 2030" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 3592/QĐ-BNN-BVTV ngày 23 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam, giai đoạn 2022-2030;

Căn cứ Quyết định số 5416/QĐ-BNN-BVTV ngày 18 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án phát triển Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1693/QĐ-BNN-BVTV ngày 28 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (bao gồm kế hoạch giảm phát thải khí mê-tan) ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050;

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "phát triển Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh (sau đây viết tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:

Phần I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là phương pháp phòng trừ sinh vật gây hại (SVGH) trên cơ sở của hệ cân bằng sinh thái đồng ruộng. Chủ yếu là bảo vệ thiên địch và tận dụng tối đa khả năng hạn chế dịch hại của thiên địch. Kết hợp với các biện pháp tăng cường sức chống chịu SVGH của cây trồng. Sử dụng thuốc hóa học một cách hợp lý để bảo vệ thiên địch và môi trường sống. Các nguyên tắc của IPM gồm: Trồng cây khỏe, bảo tồn thiên địch, thăm đồng thường xuyên, nông dân là chuyên gia.

Chương trình IPM đã áp dụng và thực hiện từ năm 1993 đến nay, kết quả đã góp phần rất lớn trong việc quản lý dịch hại cây trồng, nâng cao năng lực, nhận thức cho cán bộ ngành nông nghiệp và nông dân về mối quan hệ giữa phân bón, SVGH và khả năng sinh trưởng, phát triển cây trồng; từ đó sử dụng lượng giống hợp lý, giảm lượng đạm dư thừa, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là hạn chế dịch rầy nâu trên lúa, sâu bệnh hại trên rau, hồ tiêu,... Đến nay đã tổ chức 8 lớp tập huấn IPM cho hơn 250 lượt nông dân tham dự trên các loại cây trồng xoài, chôm chôm, sầu riêng, qua đó giúp người học có kiến thức thực hiện áp dụng cho 1 vụ gieo trồng, 1 vườn cây trong nhiều năm, áp dụng cho nhiều loại cây trồng một lúc. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo sản phẩm an toàn thực phẩm.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 67% số xã có sản xuất nông nghiệp có đội ngũ nông dân nòng cốt hiểu biết, có kỹ năng và ứng dụng hiệu quả về IPM; tỷ lệ diện tích cây trồng được áp dụng IPM là: Lúa (60,56%), hồ tiêu (37,5%), sầu riêng (32,4%), bưởi (60,4%), chôm chôm (32,5%), xoài (35,5%), rau an toàn (30,4%). Như vậy, một số cây trồng có tỷ lệ diện tích áp dụng IPM còn thấp, dẫn đến sản phẩm chưa đồng đều về chất lượng và an toàn thực phẩm nên khó khăn trong khâu liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, việc triển khai IPM tại Đồng Nai vẫn còn nhiều thách thức. Một trong số đó là nhận thức của người nông dân về phương pháp này. Nhiều hộ nông dân sản xuất vẫn chưa biết cách áp dụng phương pháp quản lý sinh vật gây hại bằng phương pháp vật lý, sinh học và vẫn dựa vào thuốc bảo vệ thực vật để kiểm soát sâu bệnh trong canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, còn một số thách thức khác như vấn đề tài chính, sự hỗ trợ từ chính sách nhà nước, năng lực kỹ thuật của nhiều người nông dân còn hạn chế, do đó việc áp dụng phương pháp IPM còn gặp nhiều khó khăn.

Ngày 27 tháng 5 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 1909/QĐ-BNN-KH ban hành Chương trình hành động triển khai chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thúc đẩy ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam được xác định là một trong những nhiệm vụ cần ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2021-2030.

Ngày 23 tháng 9 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 3592/QĐ-BNN-BVTV về việc ban hành Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam giai đoạn 2022-2030; trong đó cụ thể về IPHM như sau: IPHM lấy sức khỏe cây trồng làm trung tâm, khắc phục được một số điểm yếu của IPM (phòng chống sinh vật gây hại bằng cách tận dụng lợi thế tự nhiên, giảm thiểu chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái bằng cách thông qua giảm thuốc BVTV hóa học. Trong khi đó, IPHM có tính toàn diện hơn, xem xét tất cả các yếu tố sinh học, phi sinh học, bao gồm cả giống, đất, nước, phân bón, địa hình, cảnh quan nông nghiệp, môi trường... để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, chủ động ngăn ngừa dịch hại với phương châm "phòng là chính" và giảm thiểu hoặc không cần sử dụng hóa chất. IPHM không chỉ quan tâm đến các biện pháp kỹ thuật trong quá trình sản xuất mà còn rất coi trọng các biện pháp quản lý nhà nước về sinh vật gây hại nhằm ngăn ngừa nguy cơ xâm nhập hoặc bùng phát của dịch hại với sự tham gia của cộng đồng.

Phần II

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÂY TRỒNG TỔNG HỢP (IPHM) ĐẾN NĂM 2030" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

I. SƠ LƯỢC VỀ IPHM

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) là một cách tiếp cận mới trong chiến lược bảo vệ thực vật, được phát triển trên nền tảng Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) gắn với nông nghiệp sinh thái (Agroecology). Điểm khác biệt giữa hai chương trình chủ yếu nằm ở cách tiếp cận. Cụ thể, IPM muốn kiểm soát dịch hại, lấy đó làm cơ sở để bảo vệ cây trồng. Những biện pháp của IPM nhấn mạnh đến trừ dịch hại và chỉ tập trung vào nông nghiệp. Trong khi đó, IPHM muốn nâng cao sức khỏe cây trồng. Những biện pháp của IPHM chủ yếu hướng vào việc phòng dịch hại.

Hướng dẫn viên IPHM cộng đồng là cán bộ nông nghiệp cấp xã (trồng trọt, bảo vệ thực vật hoặc khuyến nông), cán bộ thôn, ấp; cán bộ hoặc thành viên hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, câu lạc bộ sản xuất nông nghiệp; cán bộ nông vụ thuộc doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hoặc tổ chức sản xuất trồng trọt; nông dân tiên tiến đã qua huấn luyện FFS-IPM hoặc FFS-IPHM; các hướng dẫn viên cộng đồng về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (TOFIPFIM) có đủ khả năng tuyên truyền, hướng dẫn cho các nông dân khác làm theo.

Nông dân IPHM nòng cốt là nông dân trực tiếp sản xuất trồng trọt ở địa phương hoặc thuộc doanh nghiệp trực tiếp sản xuất trồng trọt, được huấn luyện về IPHM thông qua lớp học hiện trường (Farmer Field School - FFS).

IPHM dựa trên 6 nguyên tắc cơ bản gồm: (1) Đất khỏe (Đất giúp điều tiết nước và các chất hòa tan đi xuống hoặc qua đất. Đất duy trì sự sống của thực vật và động vật, sự đa dạng và năng suất của các sinh vật sống phụ thuộc vào đất.

Đất lọc và làm giảm, ngăn ngừa các ô nhiễm tiềm tàng: các kháng chất và vi sinh vật trong đất có trách nhiệm lọc, đệm, làm suy giảm, cố định, giải độc hữu cơ và vô cơ, bao gồm các rác thải công nghiệp và đô thị ô nhiễm khí quyển. Đất giúp sự ổn định và hỗ trợ về mặt vật lý); (2) Cây trồng khỏe (Gồm giống tốt, cấy mật độ phù hợp, dinh dưỡng hợp lý, sinh vật gây hại thấp, đảm bảo năng suất chất lượng,...); (3) Đầu tư thông minh (Trước những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu ngày một rõ rệt, sức ép từ đảm bảo an ninh lương thực do tăng dân số và yêu cầu ngày càng cao hơn về chất lượng đối với nông sản, thực phẩm tại thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu, Việt Nam đang theo đuổi xu hướng phát triển nông nghiệp thông minh với việc chọn lọc các kỹ thuật tiên tiến của thời kỳ cách mạng 4.0 ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp cao); (4) Bảo vệ môi trường sinh thái (bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong đó bao gồm địa chất, đất, không khí, nước và tất cả các sinh vật sống); (5) Giám sát và kiểm tra đồng ruộng (người nông dân nâng cao trình độ hiểu biết, nắm được tình hình sinh trưởng phát triển cây trồng, biết được dịch hại, thời tiết, đất, nước và đánh giá so sánh được vụ này với vụ khác, năm này với năm khác để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời); (6) Nông dân chuyên nghiệp và có trách nhiệm (người nông dân phân tích, nhìn nhận, so sánh các yếu tố trên đồng ruộng, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý, tuyên truyền kinh nghiệm, kiến thức, chia sẻ cho người nông dân khác, bảo vệ an ninh lương thực cho địa phương, quốc gia).

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động trong toàn ngành và xã hội về Chương trình Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) qua đó góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các mục tiêu chủ yếu của ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2030.

b) Đề ra các hoạt động cụ thể cần ưu tiên thực hiện để thúc đẩy ứng dụng IPHM trên cây trồng chủ lực tại tỉnh Đồng Nai.

2. Yêu cầu

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...