Kế hoạch 1449/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU, 59/2021/NQ-HĐND và Quyết định 562/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Số hiệu | 1449/KH-UBND |
Ngày ban hành | 05/05/2022 |
Ngày có hiệu lực | 05/05/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lai Châu |
Người ký | Tống Thanh Hải |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1449/KH-UBND |
Lai Châu, ngày 05 tháng 5 năm 2022 |
Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 59/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định 562/QĐ-UBND ngày 17/5/2021 của UBND tỉnh Lai Châu về phê duyệt Đề án “ Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:
- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 59/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định 562/QĐ-UBND ngày 17/5/2021 của UBND tỉnh Lai Châu về phê duyệt Đề án “ Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; lồng ghép, huy động tối đa mọi nguồn lực, thực hiện có hiệu quả nguồn vốn; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của Nhân dân - chủ thể văn hóa.
- Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, khai thác tài nguyên văn hóa phục vụ phát triển du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch.
- Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp gắn với xây dựng lộ trình cụ thể đảm bảo tính khả thi, phù hợp với yêu cầu thực tế và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc phải gắn với ngăn chặn, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, phát triển văn hóa, con người mới, nếp sống mới đáp ứng yêu cầu xây dựng môi trường du lịch bền vững, tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh cho du lịch Lai Châu.
1.1.1. Về lễ hội
a) Khôi phục và duy trì tổ chức lễ hội truyền thống hàng năm sau khôi phục 02 lễ hội truyền thống
- Lễ hội Áp hô chiêng, xã Mường So, huyện Phong Thổ.
- Lễ hội Mừng lúa mới dân tộc Khơ Mú, xã Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn.
b) Tổ chức 35 lễ hội hàng năm
- Thành phố Lai Châu 02 lễ hội gồm: Lễ hội Tú tỷ dân tộc Giáy, xã San Thàng và lễ hội Gàu tào cha dân tộc Mông, xã Sùng Phài.
- Huyện Tam Đường 05 lễ hội gồm: Lễ Tủ Cải, lễ Nhảy lửa dân tộc Dao xã Hồ Thầu; lễ hội Bun Vốc Nặm dân tộc Lào xã Nà Tăm; lễ Căm Mương, lễ Căm Nung dân tộc Lự xã Bản Hon.
- Huyện Than Uyên 04 lễ hội gồm: Lễ hội Xòe Chiêng, lễ hội Lùng Tùng dân tộc Thái xã Mường Cang, lễ hội Hạn Khuống dân tộc Thái và lễ hội đua thuyền.
- Huyện Phong Thổ 08 lễ hội gồm:
+ Dân tộc Thái: Lễ hội Nàng Han, Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu dân tộc Thái xã Mường So; lễ hội Then Kin Pang xã Khổng Lào; lễ hội Gầu tào dân tộc Mông xã Dào San; lễ cúng Thần rừng dân tộc Mông xã Tung Qua Lìn; lễ hội Lộc Xuân dân tộc Dao, xã Sì Lở Lầu; lễ hội Tết quả trứng dân tộc Hà Nhì, xã Sì Lở Lầu; lễ hội đua thuyền Pa So.
- Huyện Sìn Hồ 01 lễ hội: Lễ hội Gủa Tò dân tộc Mông xã Sà Dề Phìn.
- Huyện Tân Uyên 01 Lễ hội: Lễ hội Xòe Chiêng, dân tộc Thái, bản Phiêng Phát 1, xã Trung Đồng.
- Huyện Nậm Nhùn 04 lễ hội: Lễ hội Mìn Lóng Phạt, lễ hội ăn rằm lúa mới dân tộc Cống, xã Nậm Chà; Lễ hội đền thờ Vua Lê Thái Tổ gắn với hoạt động đua thuyền đuôi én; Lễ hội khèn Mông dân tộc Mông.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1449/KH-UBND |
Lai Châu, ngày 05 tháng 5 năm 2022 |
Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 59/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định 562/QĐ-UBND ngày 17/5/2021 của UBND tỉnh Lai Châu về phê duyệt Đề án “ Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:
- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 59/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định 562/QĐ-UBND ngày 17/5/2021 của UBND tỉnh Lai Châu về phê duyệt Đề án “ Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; lồng ghép, huy động tối đa mọi nguồn lực, thực hiện có hiệu quả nguồn vốn; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của Nhân dân - chủ thể văn hóa.
- Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, khai thác tài nguyên văn hóa phục vụ phát triển du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch.
- Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp gắn với xây dựng lộ trình cụ thể đảm bảo tính khả thi, phù hợp với yêu cầu thực tế và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc phải gắn với ngăn chặn, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, phát triển văn hóa, con người mới, nếp sống mới đáp ứng yêu cầu xây dựng môi trường du lịch bền vững, tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh cho du lịch Lai Châu.
1.1.1. Về lễ hội
a) Khôi phục và duy trì tổ chức lễ hội truyền thống hàng năm sau khôi phục 02 lễ hội truyền thống
- Lễ hội Áp hô chiêng, xã Mường So, huyện Phong Thổ.
- Lễ hội Mừng lúa mới dân tộc Khơ Mú, xã Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn.
b) Tổ chức 35 lễ hội hàng năm
- Thành phố Lai Châu 02 lễ hội gồm: Lễ hội Tú tỷ dân tộc Giáy, xã San Thàng và lễ hội Gàu tào cha dân tộc Mông, xã Sùng Phài.
- Huyện Tam Đường 05 lễ hội gồm: Lễ Tủ Cải, lễ Nhảy lửa dân tộc Dao xã Hồ Thầu; lễ hội Bun Vốc Nặm dân tộc Lào xã Nà Tăm; lễ Căm Mương, lễ Căm Nung dân tộc Lự xã Bản Hon.
- Huyện Than Uyên 04 lễ hội gồm: Lễ hội Xòe Chiêng, lễ hội Lùng Tùng dân tộc Thái xã Mường Cang, lễ hội Hạn Khuống dân tộc Thái và lễ hội đua thuyền.
- Huyện Phong Thổ 08 lễ hội gồm:
+ Dân tộc Thái: Lễ hội Nàng Han, Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu dân tộc Thái xã Mường So; lễ hội Then Kin Pang xã Khổng Lào; lễ hội Gầu tào dân tộc Mông xã Dào San; lễ cúng Thần rừng dân tộc Mông xã Tung Qua Lìn; lễ hội Lộc Xuân dân tộc Dao, xã Sì Lở Lầu; lễ hội Tết quả trứng dân tộc Hà Nhì, xã Sì Lở Lầu; lễ hội đua thuyền Pa So.
- Huyện Sìn Hồ 01 lễ hội: Lễ hội Gủa Tò dân tộc Mông xã Sà Dề Phìn.
- Huyện Tân Uyên 01 Lễ hội: Lễ hội Xòe Chiêng, dân tộc Thái, bản Phiêng Phát 1, xã Trung Đồng.
- Huyện Nậm Nhùn 04 lễ hội: Lễ hội Mìn Lóng Phạt, lễ hội ăn rằm lúa mới dân tộc Cống, xã Nậm Chà; Lễ hội đền thờ Vua Lê Thái Tổ gắn với hoạt động đua thuyền đuôi én; Lễ hội khèn Mông dân tộc Mông.
- Huyện Mường Tè 10 lễ hội gồm: Lễ cúng bản, lễ hội Tết Ngô dân tộc Cống xã Nậm Khao; lễ cúng bản, Tết cơm mới, Tết mùa mưa dân tộc La Hủ xã Bum Tở; lễ cúng bản, Tết mùa mưa, Tết năm mới dân tộc Hà Nhì xã Ka Lăng, Thu Lũm, Mù Cả; lễ cúng bản, Tết cơm mới dân tộc Si La xã Kan Hồ.
1.1.2. Khôi phục quy trình sản xuất nghề thủ công truyền thống
- Nghề đan lát dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn
- Nghề rèn dân tộc Mông, huyện Phong Thổ
- Nghề chạm bạc dân tộc Dao, huyện Sìn Hồ
1.1.3. Truyền dạy văn hóa truyền thống; truyền dạy và sản xuất vật mẫu nghề
a) Truyền dạy và sản xuất vật mẫu 03 nghề
- Nghề đan lát dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn
- Nghề rèn dân tộc Mông, huyện Phong Thổ
- Nghề chạm bạc dân tộc Dao, huyện Sìn Hồ
b) Tổ chức 37 lớp truyền dạy văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh:
* Tổ chức 04 lớp dạy chữ viết của một số dân tộc thiểu số có chữ viết:
- 01 lớp dạy chữ viết dân tộc Thái, tại huyện Than Uyên.
- 01 lớp dạy chữ viết dân tộc Mông, tại huyện Phong Thổ.
- 01 lớp dạy chữ viết dân tộc Dao, tại huyện Sìn Hồ.
- 01 lớp dạy chữ viết dân tộc Hà Nhì, tại huyện Mường Tè
* Tổ chức 02 lớp dạy ẩm thực của một số dân tộc thiểu số:
- Tổ chức lớp truyền dạy ẩm thực dân tộc Thái khu vực Mường So - Khổng Lào gắn với điểm du lịch cộng đồng Vàng Pheo, xã Mường So, huyện Phong Thổ.
- Tổ chức lớp truyền dạy ẩm thực dân tộc Giáy gắn với điểm du lịch cộng đồng San Thàng, xã San Thàng, Thành phố Lai Châu (nội dung này trùng với nội dung truyền dạy nghề làm bánh dân tộc Giáy nên chỉ lựa chọn thực hiện nội dung truyền dạy ẩm thực).
* Tổ chức 05 lớp dạy nghề thủ công truyền thống của các dân tộc (Lự, Dao, Thái, Mông, Giấy) tại 05 điểm du lịch có điều kiện, lợi thế tiêu biểu của tỉnh, cụ thể:
- Bản Thẳm, xã Bản Hon, huyện Tam Đường: 01 lớp nghề dệt thổ cẩm dân tộc Lự
- Bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường: 01 lớp nghề làm mũ dân tộc Dao
- Bản Vàng Pheo, xã Mường So, huyện Phong Thổ:
+ 01 lớp kỹ thuật chế tác, sử dụng đàn tính dân tộc Thái.
+ 01 lớp nghề dệt vải dân tộc Thái.
- Bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ: 01 lớp kỹ thuật chế tác và sử dụng Khèn dân tộc Mông.
- Nghề làm bánh, bản San Thàng, xã San Thàng, Thành phố Lai Châu (trùng với ẩm thực nên chọn thực hiện nội dung truyền dạy ẩm thực).
* Tổ chức 26 lớp dạy kỹ thuật tạo hình trang phục và truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống của 13 dân tộc cư trú thành cộng đồng gồm: dân tộc Cống, dân tộc Mảng, dân tộc La Hủ, dân tộc Si La, dân tộc Lự, dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Hà Nhì, dân tộc Lào, dân tộc Khơ Mú, dân tộc Kháng, dân tộc Giáy (trong đó 13 lớp truyền dạy kỹ thuật tạo hình trang phục và 13 lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống), cụ thể:
+ Dân tộc Cống, dân tộc La Hủ, dân tộc Si La, dân tộc Hà Nhì tại huyện Mường Tè
+ Dân tộc Mảng tại huyện Nậm Nhùn
+ Dân tộc Lự, dân tộc Kháng tại huyện Tam Đường
+ Dân tộc Thái, dân tộc Khơ Mú tại huyện Than Uyên
+ Dân tộc Dao, tại huyện Sìn Hồ
+ Dân tộc Giáy tại Thành phố Lai Châu
+ Dân tộc Mông tại huyện Phong Thổ
+ Dân tộc Lào tại huyện Tân Uyên
1.1.4. Bảo tồn, phát huy chợ phiên truyền thống
- Chợ phiên Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ
- Chợ phiên San Thàng, xã San Thàng, Thành phố Lai Châu
1.1.5. Tổ chức đội văn nghệ quần chúng
Mỗi huyện, thành phố lựa chọn và hỗ trợ ban đầu cho 01 đội văn nghệ cấp xã/huyện, 05 đội văn nghệ thôn, bản tiêu biểu để mua sắm đạo cụ, nhạc cụ, trang phục tập luyện và xây dựng, phục dựng, dàn dựng các tiết mục biểu diễn.
a) Bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- Khôi phục, bảo tồn trò chơi kéo co trong nghi lễ dân tộc Thái, huyện Phong Thổ.
- Thành lập các câu lạc bộ bảo tồn di sản.
- Thực hành trình diễn di sản phục vụ khách tham quan, tìm hiểu, thưởng ngoạn.
b) Bảo tồn, phát huy 02 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại gồm: Nghệ thuật Múa xòe và Then dân tộc Thái Tổ chức truyền dạy nghệ thuật múa Xòe và Nghệ thuật Hát Then – Đàn tính dân tộc Thái tại bản Vàng Pheo, xã Mường So, huyện Phong Thổ gắn với phát triển đội văn nghệ và du lịch cộng đồng.
c) Xây dựng 03 hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm:
- Tri thức dân gian về ẩm thực truyền thống dân tộc Thái, xã Mường So, huyện Phong Thổ.
- Tri thức dân gian về y, dược học dân tộc Dao các huyện: Tam Đường, Sìn Hồ.
- Nghệ thuật múa Xòe dân tộc Hà Nhì huyện Mường Tè và huyện Phong Thổ.
d) Nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa các tài liệu liên quan đến di sản; xây dựng bộ sưu tập hiện vật và phim tư liệu vùng văn hóa các dân tộc cư trú thành cộng đồng phục vụ công tác trưng bày chuyên đề gắn với phát triển du lịch
- Xây dựng 39 bộ sưu tập hiện vật về trang phục và trang sức; công cụ và sản phẩm nghề thủ công truyền thống; công cụ, dụng cụ thực hành phong tục và tín ngưỡng tốt đẹp, trò chơi dân gian của 13 dân tộc cư trú thành cộng đồng gồm: Thái, Mông, Dao, Lào, Lự, Giáy, Kháng, Khơ Mú, Cống, Mảng, La Hủ, Hà Nhì, Si La.
- Tổ chức trưng bày chuyên đề gắn với sự kiện văn hóa đặc sắc, độc đáo của các dân tộc
- Tổ chức phục dựng, tái hiện và hoàn thiện 131 phim tư liệu về: lễ hội, nghề thủ công, tri thức dân gian, phong tục tập quán, nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian của 13 dân tộc cư trú thành cộng đồng, chợ phiên tiêu biểu và vùng văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh.
- Trang cấp trang thiết bị trình chiếu, giới thiệu phim về văn hóa các dân tộc Lai Châu.
- Thực hiện kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể 13 dân tộc cứ trú thành cộng đồng.
- Nghiên cứu, biên soạn sách về văn hóa các dân tộc Lai Châu.
- Thành lập và hỗ trợ duy trì hoạt động Câu lạc bộ bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong các trường học.
- Thành lập và hỗ trợ duy trì hoạt động Câu lạc bộ bảo tồn di sản văn hóa văn nghệ dân gian xã phường, thị trấn.
Gồm: (1) Bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ gắn với du lịch sinh thái, nông nghiệp; (2) Bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường gắn với du lịch mạo hiểm; (3) Bản San Thàng, xã San Thàng, thành phố Lai Châu theo hướng du lịch cộng đồng gắn với chợ phiên và chợ đêm San Thàng; (4) Bản du lịch cộng đồng Vàng Pheo xã Mường So, huyện Phong Thổ gắn với trải nghiệm bản sắc văn hóa; (5) Bản Thẳm, xã Bản Hon, huyện Tam Đường gắn với bản sắc văn hóa độc đáo.
- Hỗ trợ một lần xây dựng 05 địa điểm tổ chức các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu văn hóa, thể thao đặc sắc dân tộc (01 địa điểm/điểm du lịch).
- Hỗ trợ cải tạo, sửa chữa 50 nhà ở theo kiến trúc nhà ở truyền thống (10 hộ/điểm du lịch theo bình chọn của bản).
- Xây dựng mới 50 nhà vệ sinh cho hộ gia đình kinh doanh dịch vụ lưu trú nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (10 nhà/điểm du lịch).
- Lập bản đồ quy hoạch tổng thể mặt bằng 04 điểm du lịch, tỷ lệ bản đồ 1/2.000 cho các điểm du lịch gồm: (1) bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam; (2) bản San Thàng, xã San Thàng, thành phố Lai Châu; (3) bản du lịch cộng đồng Vàng Pheo xã Mường So, huyện Phong Thổ gắn với trải nghiệm bản sắc văn hóa; (4) bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ.
- Xây dựng hệ thống điện chiếu sáng dọc đường nội bản, đường dạo tại 05 điểm du lịch.
- Xây dựng mới 02 bãi đỗ xe; cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 03 bãi đỗ xe gồm:
+ Xây dựng mới 02 bãi đỗ xe: Bản Thẳm, xã Bản Hon, huyện Tam Đường và Bản Vàng Pheo, xã Mường So, huyện Phong Thổ.
+ Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 03 bãi đỗ xe gồm: Bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ; Bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường và Bản San Thàng, xã San Thàng, Thành phố Lai Châu.
- Cải tạo, nâng cấp đường nội bản, đường dạo tại 05 điểm du lịch.
- Xây dựng mới 05 nhà vệ sinh công cộng (01 nhà/điểm du lịch).
- Đầu tư nâng cấp, cải tạo hạ tầng một số điểm di tích, du lịch trên địa bàn huyện Tam Đường, Phong Thổ
+ Tôn tạo các điểm di tích đã xếp hạng: Đền thờ Nàng Han.
+ Cải tạo cung đường chinh phục đỉnh Pu Taleng huyện Tam Đường (Đường ô tô, bãi đỗ xe, đường đi bộ, chòi nghỉ…)
- Ngoài các nội dung trên, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các điểm du lịch các địa phương căn cứ tình hình thực tế thực hiện các nhiệm vụ khác được nêu tại mục 1.3.1.I Phần thứ ba của Quyết định 562/QĐ-UBND ngày 17/5/2021 về phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030”.
1.4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch
a) Tổ chức 05 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cộng đồng cho người dân tham gia hoạt động du lịch tại các điểm du lịch
- Lớp đào tạo kỹ năng nghề du lịch cho cộng đồng.
- Lớp tập huấn cho hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
- Bồi dưỡng tập huấn cho cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống.
- Lớp đào tạo cho cán bộ quản lý về hoạt động du lịch.
b) Hỗ trợ 100 người học nghề du lịch người dân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Lai Châu
1.5. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch
- Xây dựng 01 điểm ngắm cảnh ruộng bậc thang và nâng cấp đường vào ngắm cảnh ruộng bậc thang xã Tả Lèng.
- Xây dựng 01 điểm bay dù lượn tại bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường gắn với phát triển du lịch.
- Điểm đỉnh đèo Ô Quý Hồ
- Điểm gần Cầu kính Rồng Mây
- Điểm đèo Giang Ma.
a) Hỗ trợ bảo tồn văn hóa tốt đẹp gắn với phát triển du lịch
Theo các nội dung tại mục 1.1, 1.2, 1.3 Mục 1.I của Kế hoạch này.
b) Phát triển hạ tầng du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch:
- Ưu tiên đầu tư đường vào điểm du lịch cộng đồng bản Sin Suối Hồ, nhằm tạo điểm nhấn sản phẩm.
- Xây dựng hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn đến 05 điểm du lịch đặc trưng gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
c) Phát triển nguồn nhân lực văn hóa gắn với du lịch
- Nâng cao chất lượng nhân lực văn hóa, du lịch cả về quản lý nhà nước, công tác bảo tồn, nghiên cứu, sưu tầm và kỹ năng nghề du lịch. Cử cán bộ làm công tác văn hóa du lịch tham gia các lớp đào tạo tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng về bảo tồn văn hóa gắn với du lịch nhằm nâng cao năng lực, phát huy hiệu quả hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp gắn với phát triển du lịch do Tổng cục Di sản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Ưu tiên đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở, đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, sưu tầm,... về giá trị văn hóa các dân tộc.
- Mời các chuyên gia về văn hóa, du lịch đến tư vấn về quản lý du lịch, văn hóa; xây dựng quy hoạch chi tiết các điểm du lịch, trong đó có du lịch cộng đồng.
- Thực hiện đào tạo kỹ năng nghề du lịch cho cộng đồng 200 lao động, 120 hướng dẫn viên du lịch tại điểm; bồi dưỡng, tập huấn cho 500 lao động tại các cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống (xã hội hóa); đào tạo 150 lượt cán bộ quản lý về hoạt động du lịch.
d) Phát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch
- Thường xuyên điều tra, nghiên cứu thị trường, nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường khách du lịch Lai Châu.
- Phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội địa: Khai thác thị trường chính là thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng Trung du và miền núi Bắc Bộ; từng bước tiếp cận thị trường mới là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
- Phát triển thị trường khách du lịch quốc tế: Tập trung khai thác khách của thị trường Châu Âu (Pháp, Anh, Đức, Nga…), các nước ASEAN; khách Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…).
e) Công tác xúc tiến, quảng bá
- Xây dựng phần mềm quản lý di sản, phầm mềm quản lý khách du lịch.
- Hàng năm tổ chức Tuần Du lịch – Văn hóa tại tỉnh; tổ chức các sự kiện văn hóa – du lịch tại các các trung tâm du lịch lớn của cả nước: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ.
- Tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu.
- Tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp tỉnh lần thứ II, năm 2022 (5 năm/lần, lần 1 năm 2017).
- Hàng năm quảng bá văn hóa, du lịch trên các báo, tạp chí và tham gia các hội chợ du lịch cấp vùng, quốc tế lớn tại Việt Nam.
- Tổ chức đón các đoàn Famtrip, Presstrip.
- Phối hợp với các hãng phim trong và ngoài nước xây dựng các chương trình, bộ phim về văn hóa, du lịch Lai Châu hoặc lồng ghép văn hóa du lịch Lai Châu trong các cảnh quay, góp phần quảng bá du lịch văn hóa của tỉnh.
g) Liên kết phát triển phát triển du lịch
- Tiếp tục thực hiện Chương trình hợp tác 08 tỉnh Tây Bắc mở rộng với Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội.
- Liên kết với các vùng Trung Bộ, Nam Bộ để đưa khách du lịch đến Lai Châu.
- Liên kết với ba tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc để quảng bá và đưa khách đến Lai Châu.
- Mời các doanh nghiệp lữ hành trong nước lên khảo sát, nghiên cứu thị trường du lịch Lai Châu để đưa khách du lịch đến Lai Châu.
- Kết nối giữa điểm du lịch cộng đồng của tỉnh với các điểm tham quan phụ cận: danh lam thắng cảnh, các di tích, khu du lịch sinh thái (chè, nghỉ dưỡng cao nguyên Sìn Hồ), lòng hồ Thủy điện Lai Châu, Huổi Quảng, Bản Chát gắn với trải nghiệm văn hóa các dân tộc, từng bước hình thành sản phẩm du lịch sinh thái lòng hồ, phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo sự phong phú trong sản phẩm du lịch kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
2.1. Tiếp tục xây dựng và phát triển bản du lịch cộng đồng thành làng văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của quốc gia
- Đánh giá, lựa chọn, đầu tư, xây dựng và phát triển 01 bản văn hóa du lịch cộng đồng tiêu biểu trở thành làng văn hóa du lịch đặc trưng.
- Tiếp tục đầu tư:
+ Bãi đỗ xe: Bố trí khu đất trống phù hợp tổ chức bãi đỗ xe cho các đoàn khách đến tham quan làng văn hóa du lịch.
+ Nâng cấp nhà truyền thống và sân lễ hội trở thành nhà bảo tàng thu nhỏ trưng bày và lưu giữ các tài liệu, hiện vật cổ liên quan đến lịch sử, văn hóa … của dân tộc trở thành điểm đến hấp dẫn tìm hiểu, cung cấp thông tin về văn hóa, du lịch của tỉnh; là nơi cung cấp dịch vụ tại chỗ: Cà phê, giải khát, quà tặng lưu niệm, giới thiệu và bán sản phẩm ẩm thực, nông sản; trình diễn văn hóa dân gian, nghề thủ công truyền thống…
+ Thiết kế, trang trí trong khu vực làng văn hóa du lịch dân tộc mang đậm nét truyền thống, độc đáo: Cổng chào, bảng chỉ dẫn, chọn câu chuyện kể để vẽ bích họa, câu chuyện được kể bằng các hình ảnh lắp ghép thành một câu chuyện xuyên suốt tuyến du lịch gây ấn tượng cho du khách…
2.2. Phát triển chợ phiên truyền thống trở thành trung tâm giao lưu văn hóa, trao đổi sản phẩm du lịch, sản phẩm nông nghiệp vùng Tây Bắc thu hút và đáp ứng nhu cầu mua sắm nông sản, đồ thủ công mỹ nghệ, quà tặng, đồ lưu niệm, sản vật địa phương của khách du lịch
- Hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa du lịch, văn hóa truyền thống giới thiệu và bán tại chợ.
- Liên kết, giới thiệu, bán các sản phẩm nông sản tại chợ để đáp ứng nhu cầu mua sắm, tìm hiểu của Nhân dân và du khách.
2.3. Tập trung xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa thường niên của tỉnh góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Lai Châu
Nghiên cứu, tổ chức sự kiện văn hóa, du lịch thường niên thể hiện được đặc trưng văn hóa, du lịch, nông nghiệp, thế mạnh của tỉnh, tiến tới trở thành sự kiện nhận diện du lịch văn hóa Lai Châu.
2.4. Xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái lòng hồ gắn với trải nghiệm văn hóa tốt đẹp các dân tộc
III. PHÂN KỲ, NGUỒN VỐN VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN (Có biểu chi tiết kèm theo)
Tổng kinh phí: 217.835 triệu đồng, trong đó:
- Vốn sự nghiệp: 177.835 triệu đồng, trong đó:
+ Năm 2022: 37.295 triệu đồng
+ Năm 2023: 64.528 triệu đồng
+ Năm 2024: 47.532 triệu đồng
+ Năm 2025: 28.480 triệu đồng
- Vốn đầu tư công: 40.000 triệu đồng.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Là cơ quan đầu mối, thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn, hàng năm; tham mưu tổ chức sơ, tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch, Đề án, Nghị quyết, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Xây dựng; Tư pháp và các sở, ngành có liên quan xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 59/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch; tổng hợp, nắm bắt thông tin về những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch và kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao theo biểu chi tiết kèm theo Kế hoạch.
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan, tham mưu UBND tỉnh cân đối, phân bổ nguồn vốn đầu tư theo quy định; thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công trong Kế hoạch. Tổng hợp lồng ghép các chỉ tiêu, nhiệm vụ về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hằng năm.
- Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương tham mưu phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch giai đoạn và hàng năm từ nguồn ngân sách Nhà nước và lồng ghép từ các nguồn vốn khác.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 59/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, hàng năm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn: Về lịch sử địa phương, giữ gìn bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu; điều tra, nghiên cứu và triển khai các mô hình dự án khôi phục di sản văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển văn hóa, du lịch của địa phương.
- Ưu tiên, xét duyệt, triển khai các đề tài khoa học nghiên cứu, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc.
Đưa nội dung giáo dục bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong chương trình giáo dục địa phương và lồng ghép tích hợp trong các môn học; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lồng ghép các tiêu chí xây dựng nông thôn mới với bộ chỉ số phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 59/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thanh phố thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tại các bản xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch nông thôn.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền tạo sự hiểu biết của xã hội về bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc, xây dựng các chương trình, chuyên mục về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc; xử lý kịp thời những trường hợp đăng, phát và xuất bản nội dung thông tin thiếu khách quan, không chính xác.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định các dự án tu bổ, phục hồi di tích theo quy định.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 59/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
9. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong tham mưu duyệt, kiểm định các nội dung có liên quan về các nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa.
- Thực hiện công tác nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu văn hóa dân gian các dân tộc trên Tạp chí Văn học Nghệ thuật.
- Tham mưu, xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong các dân tộc thiểu số.
Thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thành phố trong thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với thực hiện chính sách dân tộc tại địa phương.
11. Các Sở: Tài Nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, chỉ đạo theo ngành, lĩnh vực chuyên môn, xây dựng kế hoạch thống nhất và lồng ghép các nguồn lực, các chương trình, dự án để triển khai các nội dung, chính sách liên quan để thực hiện đúng, hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.
12. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Tăng cường công tác quản lý và phối hợp với các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền cơ sở và Nhân dân, khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa triển khai thực hiện Đề án, đảm bảo quốc phòng và an ninh gắn với phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc; góp phần bảo vệ an ninh biên giới, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền, vận động Nhân dân giữ gìn, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa các dân tộc, tích cực tham gia thực hiện nội dung của Đề án.
- Các Hội chuyên ngành hoạt động tại địa phương phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu theo loại hình di sản và lĩnh vực chuyên ngành.
14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao tại biểu chi tiết kèm theo Kế hoạch này.
- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch ở địa phương, định kỳ hàng năm báo cáo việc tổ chức thực hiện kế hoạch về UBND tỉnh qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Huy động mọi nguồn lực cho bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch; đồng thời, lồng ghép phù hợp với các nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án, các cuộc vận động khác. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với du lịch nông thôn; chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực hỗ trợ cho sưu tầm, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
- Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, tạo điều kiện để người nắm giữ và thực hành di sản văn hóa dân tộc tham gia các hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc tại địa phương; khuyến khích đội ngũ nghệ nhân trao truyền bí quyết, kiến thức di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ trẻ; quan tâm, thực hiện rà soát, đề xuất hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân về văn hóa dân gian trong cộng đồng các dân tộc; phát huy vai trò các nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng. Khuyến khích các tầng lớp nhân dân sáng tạo và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp; đấu tranh phòng, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa phẩm độc hại, mê tín dị đoan, bài trừ các hủ tục lạc hậu
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, thường xuyên đánh giá thực trạng văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương để thực hiện, đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết số 59/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định 562/QĐ-UBND ngày 17/05/2021 về phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Căn cứ nội dung Kế hoạch và nhiệm vụ được phân công yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |