Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 1279/KH-UBND thực hiện Quyết định 681/QĐ-BNNMT về Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu tăng trưởng Ngành Nông nghiệp và Môi trường và tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Số hiệu 1279/KH-UBND
Ngày ban hành 12/05/2025
Ngày có hiệu lực 12/05/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Dương Mah Tiệp
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1279/KH-UBND

Gia Lai, ngày 12 tháng 5 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 681/QĐ-BNNMT NGÀY 08/4/2025 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG VÀ TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Triển khai Quyết định số 681/QĐ-BNNMT ngày 08/4/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu tăng trưởng Ngành Nông nghiệp và Môi trường và tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 (sau đây viết tắt là Quyết định số 681/QĐ-BNNMT ngày 08/4/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường); UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. QUAN ĐIỂM

- Thống nhất từ tư duy đến hành động của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương và toàn ngành Nông nghiệp và Môi trường, cùng nỗ lực, quyết tâm thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để bảo đảm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng ngành Nông nghiệp và Môi trường và tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản (NLTS) năm 2025 đã được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh giao.

- Bám sát và thực hiện đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển ngành Nông nghiệp và Môi trường trong các nghị quyết, chiến lược, quy hoạch ngành cấp tỉnh, các kế hoạch, chương trình, đề án lĩnh vực Nông nghiệp và Môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng phải bảo đảm hài hòa cả phía cầu và phía cung, coi trọng nâng cao chất lượng, giá trị đi đối với gia tăng năng suất, sản lượng tương tích, phù hợp trong tất cả các sản phẩm nông nghiệp.

- Trong tổ chức thực hiện phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn; kiên định về mục tiêu, linh hoạt về giải pháp; bám sát tình hình thực tiễn, phản ứng chính nhanh nhạy, kịp thời, hiệu quả; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, kịp thời phát hiện và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, khơi thông các điểm nghẽn, giải phóng mọi nguồn lực cho phát triển để đạt được các mục tiêu đề ra.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Kịp thời triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 681/QĐ-BNNMT ngày 08/4/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu tăng trưởng Ngành Nông nghiệp và Môi trường và tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025.

- Tăng cường vai trò trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong công tác thực hiện mục tiêu tăng trưởng Ngành Nông nghiệp và Môi trường và tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

III. MỤC TIÊU

- Tốc độ tăng trưởng năm 2025: Phấn đấu giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,9% trở lên.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS năm 2025 đạt 750 triệu USD, phấn đấu đạt 770 triệu USD.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới trong toàn Ngành Nông nghiệp và Môi trường để đạt mục tiêu tăng trưởng

Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy UBND tỉnh, cấp ủy các cơ quan, đơn vị (gọi chung là các đơn vị) thuộc UBND tỉnh trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; bám sát tình hình thực tiễn; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Sở Nông nghiệp và Môi trường với các sở, các ngành, các địa phương trong tỉnh.

Cấp ủy đảng và thủ trưởng đơn vị các sở, các ngành, các địa phương trong tỉnh có kế hoạch cụ thể, việc làm thiết thực, thường xuyên quán triệt và yêu cầu toàn thể lãnh đạo, công chức, viên chức người lao động của đơn vị thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy, hành động cụ thể trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng của ngành Nông nghiệp và Môi trường của tỉnh.

Tăng cường công tác quản lý, giám sát của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, xây dựng, triển khai cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng để nắm bắt tình hình sản xuất, thị trường, xuất khẩu để có phương án điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan trong việc theo dõi, giám sát thị trường, xúc tiến thương mại; phối hợp với các địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp phát triển ngành, chuyển đổi mạnh sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, hiệu quả, bền vững, minh bạch, trách nhiệm, tích hợp đa giá trị, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn; chú trọng phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương.

2. Hoàn thiện chính sách phục vụ tăng trưởng ngành Nông nghiệp và Môi trường và xuất khẩu nông lâm thủy sản; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Môi trường của tỉnh.

Rà soát toàn diện, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực Nông nghiệp và Môi trường bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp với mô hình tổ chức các cơ quan sau sáp nhập, hợp nhất, đặc biệt là mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan hoàn thiện các cơ chế, chính sách để hỗ trợ các dự án xanh, thúc đẩy tín dụng xanh và đầu tư vào các ngành kinh tế thân thiện với môi trường.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật để bảo đảm hành lang pháp lý cho hoạt động của ngành Nông nghiệp và Môi trường, hỗ trợ cho hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân như: chính sách tín dụng (tín dụng đầu tư, tín dụng chính sách và tín dụng thương mại), thuế, bảo hiểm nông nghiệp, đất đai phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn... Có chính sách hỗ trợ bảo đảm cho người dân yên tâm sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh trong trường hợp thị trường biến động. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ miễn giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp đầu tư kho bãi và hệ thống logistics để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản.

Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược phát triển các tiểu ngành, lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, đất đai, môi trường) và các Quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực Nông nghiệp và Môi trường, các quy hoạch và các đề án, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành.

3. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông lâm nghiệp và thủy sản

Tập trung cơ cấu lại các tiểu ngành, lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, đất đai, môi trường) và trong từng ngành thực chất, hiệu quả, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng thông qua tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao hiệu quả từ nông sản có giá trị thấp sang nông sản có giá trị cao, chuyên đôi những vùng lúa năng suất thấp, một vụ sang sản xuất cây trồng hoặc vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn; chú trọng xây dựng những vùng nguyên liệu lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát thải thấp cho những sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh.

Phát triển nông nghiệp sinh thái, hiệu quả, bền vững, minh bạch, trách nhiệm gắn với môi trường bền vững; thực hiện tích hợp đa giá trị theo hướng giữ vững an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn; chú trọng phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vừng, từng địa phương. Phát triển kinh tế hợp tác, hỗ trợ liên kết theo chuỗi giá trị. Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác mới trong nông nghiệp.

Tổ chức lại sản xuất theo vùng chuyên canh, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy suất nguồn gốc và xây dựng mã số vùng trồng, vùng nuôi... đáp ứng yêu cầu thị trường; thực hiện chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng “xanh”, ít phát thải và bền vững thông qua việc thúc đẩy phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp.

Bám sát diễn biến thời tiết, thông tin thị trường để kịp thời điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất (thời vụ, cơ cấu và diện tích), hạn chế tối đa thiệt hại do thời tiết. Tăng cường hoạt động giám sát, cảnh báo sớm về nguy cơ đối với môi trường nuôi, trồng, dịch bệnh, cháy rừng; chủ động triển khai các biện pháp ngăn ngừa, phản ứng nhanh, kịp thời xử lý dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản và phòng chống cháy rừng.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...