Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 1140/KH-UBND triển khai công tác bình đẳng giới năm 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Số hiệu 1140/KH-UBND
Ngày ban hành 29/04/2025
Ngày có hiệu lực 29/04/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Nguyễn Thị Thanh Lịch
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1140/KH-UBND

Gia Lai, ngày 29 tháng 4 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Công văn số 739/BNV-CTTN&BĐG ngày 28 tháng 3 năm 2025 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2025 và Kế hoạch 834/KH-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác bình đẳng giới năm 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong chỉ đạo thực hiện công tác bình đẳng giới; tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh

2. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ. Tạo mọi điều kiện để phụ nữ được tham gia vào các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và thụ hưởng bình đẳng giới giữa phụ nữ và nam giới.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật về bình đẳng giới

- Tổ chức triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật[1].

- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương trong công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch, chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới

- Đẩy mạnh việc triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 tại các sở, ban, ngành, địa phương[2]. Đặc biệt đối với các cơ quan được giao nhiệm vụ cụ thể trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và các chương trình nêu trên cần rà soát, đánh giá kết quả thực hiện của giai đoạn 2021-2025 (trong đó nêu rõ chỉ tiêu đạt, chưa đạt, không đánh giá được, nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp để có các giải pháp phù hợp trong giai đoạn tiếp theo).

- Tiếp tục rà soát, đánh giá các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới để nâng cao hiệu quả hoạt động, duy trì, nhân rộng các mô hình trên những địa bàn còn tình hạng bất bình đẳng giới hoặc nguy cơ xảy ra bạo lực trên cơ sở giới. Chủ động bố trí kinh phí, khuyến khích huy động các nguồn lực duy trì và nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả.

- Bám sát các văn bản hướng dẫn để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức sơ kết, tổng kết các Chương trình, kế hoạch theo giai đoạn (sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể sau).

3. Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về bình đẳng giới

- Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 và chương trình, đề án thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới có liên quan. Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu về các mô hình, dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; tích cực đấu tranh, phản bác những thông tin sai lệch về bình đẳng giới của Việt Nam; đa dạng hóa các hoạt động, sản phẩm truyền thông. Chú trọng việc lồng ghép nội dung truyền thông về bình đẳng giới trong triển khai các nhiệm vụ chuyên môn của sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị các cấp ở địa phương.

- Tăng cường truyền thông bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị hướng tới bầu cử đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030; Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 với các nội dung phong phú nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm sự đồng thuận, ủng hộ của cả hệ thống chính trị và nhân dân về lợi ích, sự cần thiết của việc phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, tầm quan trọng công tác cán bộ nữ, quy hoạch cán bộ nữ, từ đó đảm bảo sự bình đẳng của phụ nữ, hướng tới thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

- Tích cực xây dựng, phổ biến chính sách pháp luật về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới phù hợp với từng địa bàn, đối tượng cụ thể; thu hút sự tham gia của nam giới và trẻ em trai trong các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới; đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới; khuyến khích phát triển, xuất bản các sản phẩm truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số; tăng cường ứng dụng, khai thác lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông trên nền tảng số.

- Triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ liên quan đến công tác bình đẳng giới trong các chiến lược, chương trình, đề án theo sự phân công[3]; tăng cường thực hiện số hóa trong truyền thông thông qua mạng xã hội nhằm tiếp cận tới nhiều người dân hơn, đặc biệt là thanh niên, học sinh, sinh viên để lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tăng quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương triển khai hiệu quả, sáng tạo nhân ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Tháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hàng năm (từ 15/11 -15/12).

4. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới

- Tiếp tục đề cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác chỉ đạo và triển khai công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, trong đó chú trọng công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội trong xây dựng, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới.

- Tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành rà soát, đánh giá tình hình cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý để đề xuất xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng cán bộ nữ theo lộ trình phù hợp với điều kiện của cơ quan, địa phương; phối hợp triển khai các nội dung của Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030”; các lớp tập huấn kỹ năng lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, dự án,... cho cán bộ phụ trách công tác pháp chế và xây dựng chính sách, pháp luật.

- Tiếp tục xây dựng, củng cố, bồi dưỡng, tập huấn và phát triển đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên, báo cáo viên về công tác bình đẳng giới các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm về bình đẳng giới; kịp thời xác minh, báo cáo những vấn đề, vụ việc liên quan đến công tác bình đẳng giới, bạo lực trên cơ sở giới cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp giải quyết.

5. Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bình đẳng giới

- Chủ động nghiên cứu các hoạt động, mô hình quốc tế về bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới và vận dụng linh hoạt, hiệu quả phù hợp với bối cảnh và điều kiện của sở, ban, ngành, địa phương.

- Chủ động, tích cực vận động sự hỗ trợ kỹ thuật, nguồn lực hợp pháp và bền vững của các đối tác quốc tế trong công tác bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...