Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 07-NQ/BCS tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
Số hiệu | 05/KH-UBND |
Ngày ban hành | 15/01/2018 |
Ngày có hiệu lực | 15/01/2018 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký | Nguyễn Ngọc Thạch |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/KH-UBND |
Ninh Bình, ngày 15 tháng 01 năm 2018 |
Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/BCS ngày 10/01/2018 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
1. Mục đích:
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 07-NQ/BCSĐ ngày 10/01/2018 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
- Nâng cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và các Sở, Ban, Ngành; huy động mọi nguồn lực để tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2. Yêu cầu
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cùng cấp tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chủ động xây dựng kế hoạch của đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện một cách cụ thể, thường xuyên, liên tục theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Gắn việc chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và địa phương; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đạt hiệu quả, chất lượng và tiến độ Kế hoạch đề ra.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; tăng cường đôn đốc, giám sát chủ đầu tư thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguồn thải lớn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao (phân bón, xi măng, khai thác, chế biến khoáng sản...). Kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với cơ sở sản xuất đã bị xử phạt nhiều lần nhưng không xây dựng lộ trình khắc phục, không xây dựng, vận hành hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam theo quy định.
- Xây dựng đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020-2025 trình UBND tỉnh phê duyệt trước tháng 11 năm 2019.
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đến năm 2020: đạt 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguồn thải lớn đầu tư hệ thống quan trắc môi trường tự động; 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được đưa ra khỏi danh mục; hàng năm có 60 % cơ sở sản xuất, kinh doanh được thanh tra, kiểm tra hướng dẫn về công tác bảo vệ môi trường; đến năm 2025 hàng năm có 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh được thanh tra, kiểm tra hướng dẫn về công tác bảo vệ môi trường.
- Rà soát, đôn đốc các cơ sở có hoạt động khai thác khoáng sản lập và thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường ngay sau khi dừng hoạt động khai thác khoáng sản.
- Tăng cường kiểm soát việc thăm dò, cấp phép khai thác khoáng sản; các hoạt động nạo vét đường thủy nội địa, kết hợp với thu hồi sản phẩm nạo vét trên địa bàn.
- Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Công thương trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc giám sát chất lượng môi trường không khí thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp hoàn thành năm 2022; lắp đặt hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước tự động tại sông Đáy, sông Vân, sông Hoàng Long hoàn thành năm 2025.
- Tăng cường kiểm soát các hoạt động khai thác nước dưới đất; đẩy mạnh công tác thống kê, kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh.
- Tiến hành kiểm kê nguồn thải để xác định các nguồn gây ô nhiễm không khí lượng khí thải phát sinh để xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về hiện trạng chất lượng không khí, giúp đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng, tổ chức các chương trình nâng cao năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là những cộng đồng dân cư tại những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, cán bộ lập kế hoạch, cán bộ chuyên trách và các thành phần xã hội về công tác bảo vệ môi trường.
- Thẩm định chặt chẽ các quy định về bảo vệ môi trường trong chấp thuận đầu tư; chú trọng, lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư các dự án sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; không thu hút dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, hạn chế đầu tư các dự án tiêu hao nhiều năng lượng; kiên quyết không cho phép đưa vào hoạt động các cơ sở sản xuất không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
- Tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và định hướng đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong lĩnh vực môi trường, nhất là đầu tư xử lý nước thải, tái chế và xử lý rác thải.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/KH-UBND |
Ninh Bình, ngày 15 tháng 01 năm 2018 |
Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/BCS ngày 10/01/2018 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
1. Mục đích:
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 07-NQ/BCSĐ ngày 10/01/2018 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
- Nâng cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và các Sở, Ban, Ngành; huy động mọi nguồn lực để tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2. Yêu cầu
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cùng cấp tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chủ động xây dựng kế hoạch của đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện một cách cụ thể, thường xuyên, liên tục theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Gắn việc chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và địa phương; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đạt hiệu quả, chất lượng và tiến độ Kế hoạch đề ra.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; tăng cường đôn đốc, giám sát chủ đầu tư thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguồn thải lớn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao (phân bón, xi măng, khai thác, chế biến khoáng sản...). Kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với cơ sở sản xuất đã bị xử phạt nhiều lần nhưng không xây dựng lộ trình khắc phục, không xây dựng, vận hành hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam theo quy định.
- Xây dựng đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020-2025 trình UBND tỉnh phê duyệt trước tháng 11 năm 2019.
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đến năm 2020: đạt 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguồn thải lớn đầu tư hệ thống quan trắc môi trường tự động; 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được đưa ra khỏi danh mục; hàng năm có 60 % cơ sở sản xuất, kinh doanh được thanh tra, kiểm tra hướng dẫn về công tác bảo vệ môi trường; đến năm 2025 hàng năm có 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh được thanh tra, kiểm tra hướng dẫn về công tác bảo vệ môi trường.
- Rà soát, đôn đốc các cơ sở có hoạt động khai thác khoáng sản lập và thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường ngay sau khi dừng hoạt động khai thác khoáng sản.
- Tăng cường kiểm soát việc thăm dò, cấp phép khai thác khoáng sản; các hoạt động nạo vét đường thủy nội địa, kết hợp với thu hồi sản phẩm nạo vét trên địa bàn.
- Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Công thương trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc giám sát chất lượng môi trường không khí thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp hoàn thành năm 2022; lắp đặt hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước tự động tại sông Đáy, sông Vân, sông Hoàng Long hoàn thành năm 2025.
- Tăng cường kiểm soát các hoạt động khai thác nước dưới đất; đẩy mạnh công tác thống kê, kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh.
- Tiến hành kiểm kê nguồn thải để xác định các nguồn gây ô nhiễm không khí lượng khí thải phát sinh để xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về hiện trạng chất lượng không khí, giúp đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng, tổ chức các chương trình nâng cao năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là những cộng đồng dân cư tại những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, cán bộ lập kế hoạch, cán bộ chuyên trách và các thành phần xã hội về công tác bảo vệ môi trường.
- Thẩm định chặt chẽ các quy định về bảo vệ môi trường trong chấp thuận đầu tư; chú trọng, lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư các dự án sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; không thu hút dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, hạn chế đầu tư các dự án tiêu hao nhiều năng lượng; kiên quyết không cho phép đưa vào hoạt động các cơ sở sản xuất không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
- Tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và định hướng đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong lĩnh vực môi trường, nhất là đầu tư xử lý nước thải, tái chế và xử lý rác thải.
- Tham mưu bố trí các nguồn vốn đầu tư các dự án đảm bảo cho các đơn vị có liên quan hoàn thành nhiệm vụ được giao; tăng cường huy động nguồn vốn từ Trung ương, tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế và cá nhân cho công tác khắc phục ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và cải thiện môi trường; ưu tiên bố trí nguồn vốn để thực hiện các dự án, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường của các sở, ngành, địa phương, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho đầu tư thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, y tế, khắc phục xử lý ô nhiễm, xây dựng hạ tầng về bảo vệ môi trường.
- Thẩm tra công nghệ trước khi chấp thuận chủ trương đối với các dự án đầu tư nhằm loại trừ công nghệ cũ, lạc hậu, công nghệ cấm chuyển giao, công nghệ gây ô nhiễm môi trường.
- Tham mưu đặt hàng và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về xử lý môi trường, xử lý chất thải... trên địa bàn tỉnh để góp phần từng bước cải thiện chất lượng môi trường.
- Đề xuất lộ trình loại bỏ công nghệ, máy móc, phương tiện, thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường đang sử dụng trong nước; khuyến khích sử dụng công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý ô nhiễm thân thiện với môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát kiểm tra việc tuân thủ quy hoạch chi tiết đối với các dự án đầu tư lớn, có tác động đến môi trường; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong cấp phép xây dựng.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và thực hiện Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 245/QĐ-UBND ngày 09/4/2013. Đôn đốc theo dõi, tổng hợp báo cáo về tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm tra, rà soát các quy hoạch xây dựng mới hoặc điều chỉnh quy hoạch trong đó thể hiện chi tiết về hệ thống tập kết, thu gom, xử lý chất thải và các công trình phụ trợ theo quy định về bảo vệ môi trường; đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi cấp phép xây dựng cho các dự án đầu tư trên đại bàn tỉnh.
- Rà soát, điều chỉnh giá dịch vụ chất thải rắn sinh hoạt; xây dựng giá dịch vụ xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp và đô thị trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh tháng 10/2018.
- Xây dựng đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh trước tháng 10/2018.
- Thẩm định chặt chẽ tiêu chí môi trường trong thẩm định và công nhận làng nghề.
- Chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu đến năm 2020: 50% cụm công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; đến năm 2025 có 80% cụm công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung.
- Tăng cường hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm về môi trường, xử lý nghiêm các hành vi, vi phạm về bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, UBND cấp huyện, trong công tác kiểm tra về bảo vệ môi trường.
- Tham mưu UBND tỉnh hàng năm bố trí nguồn vốn để thực hiện các nhiệm vụ, đề án của các Sở, ban, ngành đã xây dựng về công tác bảo vệ môi trường.
- Tham mưu cân đối kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm không dưới 1% tổng chi ngân sách của tỉnh; đề xuất phương án dành 100% tiền xử phạt vi phạm hành chính về môi trường để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp huyện cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm, ưu tiên hỗ trợ cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt.
- Ưu tiên bố trí nguồn vốn sự nghiệp môi trường cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường, quan trắc môi trường, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường, trang thiết bị lấy mẫu, đo tại hiện trường phục vụ công tác quản lý; ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; cải thiện điều kiện vệ sinh chuồng trại chăn nuôi ở nông thôn. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở chăn nuôi tập trung phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam theo đúng quy định.
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý công trình thủy lợi tăng cường giám sát, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vứt đổ rác xuống kênh mương thủy lợi và các hồ chứa; phối hợp UBND các huyện tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý.
- Tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục hỗ trợ, phát triển các mô hình dự án nông nghiệp thân thiện mới với môi trường.
- Bảo tồn đa dạng sinh học trong nông nghiệp, đặc biệt là bảo tồn và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi đặc sản, với mục tiêu vừa duy trì, vừa bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở y tế trên địa bàn chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường như lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường/ cấp phép xả thải... thực hiện việc thu gom, xử lý nước thải, chất thải y tế đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường,
- Huy động các nguồn vốn thực hiện dự án Xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế cụm Kim Sơn, Yên Mô, Yên Khánh bằng công nghệ hấp ướt đặt tại Kim Sơn theo theo Đề án số 24/ĐA-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh.
- Chủ trì thực hiện mục tiêu đến năm 2020: 60% nước thải y tế tại các cơ sở y tế tuyến huyện trở lên được xử lý đạt quy chuẩn môi trường; đến năm 2025: 80% nước thải y tế tại các cơ sở y tế tuyến huyện trở lên được xử lý đạt quy chuẩn môi trường.
10. Sở Du lịch: Phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo việc thu gom, xử lý chất thải tại các khu du lịch, khu di tích lịch sử văn hóa. Tăng cường đầu tư, quản lý hạng mục công trình thu gom, xử lý chất thải tại các khu du lịch trên địa bàn.
11. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh:
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền; tăng cường đôn đốc, giám sát chủ đầu tư thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
- Thực hiện nghiêm, chặt chẽ các quy định về bảo vệ môi trường trong chấp thuận đầu tư, phù hợp với quy hoạch phân khu chức năng và khả năng tiếp nhận, xử lý nước thải của khu công nghiệp; chú trọng, lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư các dự án sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; không thu hút dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, hạn chế đầu tư các dự án tiêu hao nhiều năng lượng; kiên quyết không cho phép đưa vào hoạt động các cơ sở sản xuất không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
- Chỉ đạo chủ đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, trong đó khu công nghiệp Tam Điệp, Phúc Sơn, hoàn thành trong năm 2019.
- Thường xuyên đôn đốc, giám sát, yêu cầu các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thuộc phạm vi quản lý nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
12. Sở Nội vụ: Xây dựng phương án tổ chức, cơ cấu, bộ máy biên chế, lao động hợp đồng cho các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp; hàng năm, tham mưu cho UBND tỉnh đánh giá trách nhiệm người đứng đầu đối với các sở, ngành, địa phương trong công tác bảo vệ môi trường.
13. Sở Thông tin và Truyền thông:
Định hướng, chỉ đạo các cơ quan báo chí tỉnh, Đài truyền thanh các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Báo Ninh Bình, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch tuyên truyền về bảo vệ môi trường sâu rộng trong các ngành, các cấp và toàn thể quần chúng nhân dân.
14. UBND các huyện, thành phố:
- Nâng cao chất lượng công tác xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường/đề án bảo vệ môi trường đơn giản thuộc thẩm quyền; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường. Hàng năm rà soát, thống kê, quản lý các cơ sở trên địa bàn thuộc đối tượng lập thủ tục về môi trường theo quy định. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề môi trường trên địa bàn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về môi trường đối với các cơ sở thuộc thẩm quyền; không phát sinh mới cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại địa phương.
- Chủ động khai thác mọi nguồn vốn để đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung các làng nghề trên địa bàn quản lý.
- UBND thành phố Tam Điệp xây dựng nhà máy xử lý nước thải thành phố Tam Điệp, công suất 5.000 m3/ngày đêm hoàn thành năm 2020; UBND thành phố Ninh Bình xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải về phía Bắc đường Trịnh Tú hoàn thành năm 2022.
- Thành lập, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã dịch vụ môi trường cấp huyện và các mô hình tổ, đội thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ở các xã, thôn, bản. Bố trí kinh phí đảm bảo duy trì hoạt động cho các tổ, đội làm vệ sinh môi trường.
- Đầu tư, bố trí các điểm trung chuyển, tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn các thôn, xóm. UBND thành phố Tam Điệp huy động các nguồn vốn triển khai thực hiện dự án Cải tạo, xử lý chôn lấp rác thải tại thung Quèn Khó, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp theo đề án số 24/ĐA-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh.
- Rà soát, quản lý, yêu cầu các cơ sở chế biến thực phẩm, chăn nuôi trong khu dân cư, làng nghề phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải; định kỳ 12 tháng/lần UBND huyện, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã, phường và các cơ sở chăn nuôi tổ chức nạo vét hệ thống cống, rãnh, thu gom nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, kênh, mương, ao hồ ở khu vực nông thôn, làng nghề, chấm dứt tình trạng xả rác thải ra nơi công cộng.
- Phối hợp với các Sở : Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương xây dựng phương án di dời các cơ sở sản xuất trong khu vực làng nghề, khu dân cư tập trung có nguồn gây ô nhiễm môi trường vào các cụm công nghiệp tập trung.
- Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch nghĩa trang nhân dân gắn với việc xây dựng nông thôn mới.
- Chỉ đạo, rà soát đưa nội dung vệ sinh môi trường vào quy chế, quy ước của thôn, bản, tổ dân phố và khu dân cư.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN: Các chương trình, dự án, nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch bắt đầu từ Quý I/2018 (Có Bảng tổng hợp các chương trình, dự án, nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch kèm theo).
- Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ tập trung triển khai thực hiện các nội dung đã được phân công trong Kế hoạch này. Định kỳ 6 tháng, 12 tháng báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, định kỳ tổng hợp tình hình thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/BCSĐ ngày 10/01/2018 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Kế hoạch này, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/5 và 15/11 hàng năm.
Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc, chủ động phối hợp giải quyết hoặc báo cáo UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CÁC
CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, ĐỀ ÁN, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 15/01/2018 của UBND tỉnh
Ninh Bình)
TT |
Danh mục các chương trình, dự án, đề án |
Thời gian hoàn thành |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp thực hiện |
I |
Xây dựng cơ chế chính sách |
|
|
|
1 |
Rà soát, điều chỉnh giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; xây dựng giá dịch vụ xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị trên địa bàn tỉnh. |
10/2018 |
Sở Xây dựng |
Các Sở, ngành liên quan và UBND huyện, thành phố |
2 |
Xây dựng Đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh |
10/2018 |
Sở Công thương |
Các Sở, ngành liên quan và UBND huyện, thành phố |
II |
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường |
|
|
|
1 |
Xây dựng hệ thống quan trắc giám sát chất lượng môi trường không khí thành phố Ninh Bình và Tam Điệp |
12/2022 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ngành liên quan và UBND huyện, thành phố |
2 |
Lắp đặt hệ thống quan trắc nước tự động tại sông Đáy, sông Vân, sông Hoàng Long |
12/2025 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ngành liên quan và UBND huyện, thành phố |
3 |
Xây dựng đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020-2025 |
10/2019 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ngành liên quan và UBND huyện, thành phố |
4 |
Rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 đã được phê duyệt |
10/2018 |
Sở Xây dựng |
Các Sở, ngành liên quan và UBND huyện, thành phố |
5 |
Xây dựng phương án tổ chức, cơ cấu bộ máy biên chế, lao động hợp đồng cho các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp |
2018-2020 |
Sở Nội vụ |
Các Sở, ngành liên quan và UBND huyện, thành phố |
III |
Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, từng bước cải thiện môi trường |
|
|
|
1 |
Xây dựng phương án di dời các cơ sở sản xuất trong khu vực làng nghề, khu dân cư tập trung có nguồn gây ô nhiễm môi trường vào các cụm công nghiệp tập trung |
6/2018 |
UBND các huyện, thành phố |
Các Sở, ngành liên quan |
2 |
Xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Tam Điệp, công suất 5.000m3/ngày đêm. |
2018-2020 |
UBND thành phố Tam Điệp |
Các Sở, ngành liên quan |
3 |
Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải về phía Bắc đường Trịnh Tú, thành phố Ninh Bình |
2018-2022 |
UBND thành phố Ninh Bình |
Các Sở, ngành liên quan |
4 |
Cải tạo, xử lý chôn lấp rác thải tại thung Quèn Khó, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp |
2018-2020 |
UBND thành phố Tam Điệp |
Các Sở, ngành liên quan |
5 |
Đầu tư, bố trí các điểm trung điểm trung chuyển, tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn các thôn, xã (121 xã) |
2018-2020 |
UBND các huyện, thành phố |
Các Sở, ngành liên quan |
6 |
Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng nghề bún Yên Thịnh |
2018-2022 |
UBND huyện Yên Mô |
Các Sở, ngành liên quan |
7 |
Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Tam Điệp |
12/2019 |
Ban Quản lý các KCN |
Các Sở, ngành liên quan |
8 |
Xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế cụm Kim Sơn, Yên Mô, Yên Khánh bằng công nghệ hấp ướt đặt tại Kim Sơn theo theo đề án số 24/ĐA-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh |
2018-2020 |
Sở Y tế |
Các Sở, ngành liên quan |
9 |
Xây dựng vùng nuôi đảm bảo an toàn VSTP thủy sản |
2018-2020 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
10 |
Mô hình thu gom rác thải (03 mô hình) |
2018-2020 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
11 |
Điều tra, bổ sung động vật trên cạn và dưới nước hoàn chỉnh danh mục động vật cho khu bảo tồn |
2018-2020 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
12 |
Đầu tư xây dựng mới công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung theo hình thức PPP |
2018-2025 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
13 |
Giám sát, đánh giá các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sạch |
2018-2025 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
14 |
Dự án làm giàu rừng tự nhiên bằng các loài cây có giá trị kinh tế cao |
2018-2020 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
15 |
Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh thay thế phân vô cơ trong sản xuất nông nghiệp bảo đảm an toàn thực phẩm |
2018-2020 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
16 |
Dự án sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm |
2018-2020 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
17 |
Hỗ trợ xây dựng bể đựng bao bì thuốc BVTV |
2018-2020 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
18 |
Mô hình nuôi lợn siêu nạc ứng dụng CNC khép kín, tự động |
2018-2020 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |
19 |
Mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm trong trồng cây ăn quả vùng đệm rừng đặc dụng |
2018-2020 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan |