Công văn 57/QLCL-CL1 năm 2018 về các yêu cầu đối với lô hàng thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam để chế biến xuất khẩu vào EU do Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
Số hiệu | 57/QLCL-CL1 |
Ngày ban hành | 10/01/2018 |
Ngày có hiệu lực | 10/01/2018 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản |
Người ký | Nguyễn Như Tiệp |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 57/QLCL-CL1 |
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2018 |
Kính gửi: Cơ quan thẩm quyền quản lý an toàn thực phẩm các nước
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam xin gửi đến Quý cơ quan lời chào trân trọng và trình bày như sau:
Theo quy định của Ủy ban Châu Âu số (EC) 178/2002, 852/2004, 853/2004, 854/2004, các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào EU phải kèm theo chứng nhận về việc toàn bộ quá trình đánh bắt, xử lý trên tàu, đưa lên đất liền và xử lý, chế biến, cấp đông, rã đông phù hợp với quy định của EU. Do vậy, để tuân thủ đúng quy định của EU, với vai trò là cơ quan thẩm quyền Việt Nam về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, NAFIQAD thông báo các yêu cầu đối với lô hàng thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam để chế biến xuất khẩu vào EU như sau:
1. Đối với lô hàng thủy sản, sản phẩm thủy sản và nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng thư với các nội dung xác nhận cụ thể như sau:
1.1. Đối với lô hàng thủy sản, sản phẩm thủy sản:
- Được sản xuất tại cơ sở có thiết lập và áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo nguyên tắc HACCP phù hợp Quy định (EC) 852/2004;
- Được đánh bắt và xử lý trên tàu, đưa lên đất liền và xử lý, chế biến, cấp đông, rã đông trong điều kiện vệ sinh phù hợp với Phần VIII, Chương I đến IV của Phụ lục III của Quy định (EC) 853/2004;
- Đáp ứng quy định tại Phần VIII, Chương V của Phụ lục III của Quy định 853/2004 và đáp ứng các tiêu chuẩn vi sinh trong thực phẩm phù hợp với Quy định (EC) 2073/2005;
- Được đóng gói, bảo quản và vận chuyển phù hợp với quy định tại Mục VIII, Chương VI đến VIII Phụ lục III Quy định (EC) 853/2004;
- Được nhận diện theo quy định tại Mục I Phụ lục II của Quy định (EC) 853/2004;
- Đảm bảo động vật sống và sản phẩm của chúng, nếu có nguồn gốc từ nuôi trồng thủy sản, đáp ứng yêu cầu về chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại theo quy định tại Chỉ thị 96/23/EC, đặc biệt là Điều 29; và
- Được kiểm soát theo quy định tại Phụ lục III Quy định (EC) 854/2004.
1.2. Đối với lô hàng sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ:
Ngoài nội dung xác nhận như Mục 1.1 nêu trên, cơ quan thẩm quyền cần xác nhận bổ sung nội dung: “được thu hoạch từ các vùng thu hoạch đã được phân loại theo Quy định (EC) 854/2004 với mã số vùng thu hoạch là...”.
2. Đối với lô hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu trực tiếp vào Việt Nam từ tàu cấp đông: lô hàng phải kèm theo giấy xác nhận của thuyền trưởng với các nội dung sau:
- Tàu có tên trong danh sách được phép xuất khẩu vào EU;
- Tàu có áp dụng Chương trình quản lý chất lượng theo nguyên tắc HACCP để kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm;
- Khu vực xử lý thủy sản trên tàu, thiết bị dụng cụ, thùng chứa và kho lạnh sạch sẽ, được duy trì trong điều kiện phù hợp;
- Thủy sản được lưu giữ bảo đảm không bị lây nhiễm chéo và không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt khác ngay sau khi được đưa lên tàu, đồng thời được xử lý bằng phương pháp phù hợp đảm bảo không hư hỏng;
- Thủy sản không bị ảnh hưởng bởi nhiên liệu, nước trên sàn tàu hoặc động vật gây hại;
- Việc cắt tiết, bỏ đầu, bỏ ruột, bỏ vây được thực hiện trong điều kiện bảo đảm vệ sinh và trong thời gian sớm nhất sau khi đánh bắt, thủy sản được rửa thật kỹ. Nội tạng và các bộ phận có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người phải được loại bỏ càng sớm càng tốt và để tách biệt với các bộ phận được dùng làm thực phẩm.
- Chỉ sử dụng nước biển sạch thay thế nước sạch để xử lý và rửa thủy sản;
- Không đưa thủy sản được kiểm ký sinh trùng, hoặc thủy sản được phát hiện nhiễm ký sinh trùng ra tiêu thụ trên thị trường làm thực phẩm;
- Việc cấp đông được thực hiện đảm bảo vệ sinh và ngay sau khi đánh bắt;
- Thủy sản phải được bảo quản ở nhiệt độ không lớn hơn -18°C, thủy sản bảo quản bằng đá muối dùng làm thực phẩm đóng hộp có thể được bảo quản ở nhiệt độ không lớn hơn -9°C;
- Thủy sản sau khi cấp đông phải được bao gói trong điều kiện bảo đảm vệ sinh trước khi cập bến;
- Bao gói phải được nhận diện thông qua thông tin về mã số tàu cấp đông và quốc gia treo cờ;
- Vật liệu bao gói không là nguồn lây nhiễm cho thủy sản và phải được bảo quản trong điều kiện phù hợp.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 57/QLCL-CL1 |
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2018 |
Kính gửi: Cơ quan thẩm quyền quản lý an toàn thực phẩm các nước
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam xin gửi đến Quý cơ quan lời chào trân trọng và trình bày như sau:
Theo quy định của Ủy ban Châu Âu số (EC) 178/2002, 852/2004, 853/2004, 854/2004, các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào EU phải kèm theo chứng nhận về việc toàn bộ quá trình đánh bắt, xử lý trên tàu, đưa lên đất liền và xử lý, chế biến, cấp đông, rã đông phù hợp với quy định của EU. Do vậy, để tuân thủ đúng quy định của EU, với vai trò là cơ quan thẩm quyền Việt Nam về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, NAFIQAD thông báo các yêu cầu đối với lô hàng thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam để chế biến xuất khẩu vào EU như sau:
1. Đối với lô hàng thủy sản, sản phẩm thủy sản và nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng thư với các nội dung xác nhận cụ thể như sau:
1.1. Đối với lô hàng thủy sản, sản phẩm thủy sản:
- Được sản xuất tại cơ sở có thiết lập và áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo nguyên tắc HACCP phù hợp Quy định (EC) 852/2004;
- Được đánh bắt và xử lý trên tàu, đưa lên đất liền và xử lý, chế biến, cấp đông, rã đông trong điều kiện vệ sinh phù hợp với Phần VIII, Chương I đến IV của Phụ lục III của Quy định (EC) 853/2004;
- Đáp ứng quy định tại Phần VIII, Chương V của Phụ lục III của Quy định 853/2004 và đáp ứng các tiêu chuẩn vi sinh trong thực phẩm phù hợp với Quy định (EC) 2073/2005;
- Được đóng gói, bảo quản và vận chuyển phù hợp với quy định tại Mục VIII, Chương VI đến VIII Phụ lục III Quy định (EC) 853/2004;
- Được nhận diện theo quy định tại Mục I Phụ lục II của Quy định (EC) 853/2004;
- Đảm bảo động vật sống và sản phẩm của chúng, nếu có nguồn gốc từ nuôi trồng thủy sản, đáp ứng yêu cầu về chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại theo quy định tại Chỉ thị 96/23/EC, đặc biệt là Điều 29; và
- Được kiểm soát theo quy định tại Phụ lục III Quy định (EC) 854/2004.
1.2. Đối với lô hàng sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ:
Ngoài nội dung xác nhận như Mục 1.1 nêu trên, cơ quan thẩm quyền cần xác nhận bổ sung nội dung: “được thu hoạch từ các vùng thu hoạch đã được phân loại theo Quy định (EC) 854/2004 với mã số vùng thu hoạch là...”.
2. Đối với lô hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu trực tiếp vào Việt Nam từ tàu cấp đông: lô hàng phải kèm theo giấy xác nhận của thuyền trưởng với các nội dung sau:
- Tàu có tên trong danh sách được phép xuất khẩu vào EU;
- Tàu có áp dụng Chương trình quản lý chất lượng theo nguyên tắc HACCP để kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm;
- Khu vực xử lý thủy sản trên tàu, thiết bị dụng cụ, thùng chứa và kho lạnh sạch sẽ, được duy trì trong điều kiện phù hợp;
- Thủy sản được lưu giữ bảo đảm không bị lây nhiễm chéo và không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt khác ngay sau khi được đưa lên tàu, đồng thời được xử lý bằng phương pháp phù hợp đảm bảo không hư hỏng;
- Thủy sản không bị ảnh hưởng bởi nhiên liệu, nước trên sàn tàu hoặc động vật gây hại;
- Việc cắt tiết, bỏ đầu, bỏ ruột, bỏ vây được thực hiện trong điều kiện bảo đảm vệ sinh và trong thời gian sớm nhất sau khi đánh bắt, thủy sản được rửa thật kỹ. Nội tạng và các bộ phận có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người phải được loại bỏ càng sớm càng tốt và để tách biệt với các bộ phận được dùng làm thực phẩm.
- Chỉ sử dụng nước biển sạch thay thế nước sạch để xử lý và rửa thủy sản;
- Không đưa thủy sản được kiểm ký sinh trùng, hoặc thủy sản được phát hiện nhiễm ký sinh trùng ra tiêu thụ trên thị trường làm thực phẩm;
- Việc cấp đông được thực hiện đảm bảo vệ sinh và ngay sau khi đánh bắt;
- Thủy sản phải được bảo quản ở nhiệt độ không lớn hơn -18°C, thủy sản bảo quản bằng đá muối dùng làm thực phẩm đóng hộp có thể được bảo quản ở nhiệt độ không lớn hơn -9°C;
- Thủy sản sau khi cấp đông phải được bao gói trong điều kiện bảo đảm vệ sinh trước khi cập bến;
- Bao gói phải được nhận diện thông qua thông tin về mã số tàu cấp đông và quốc gia treo cờ;
- Vật liệu bao gói không là nguồn lây nhiễm cho thủy sản và phải được bảo quản trong điều kiện phù hợp.
Trân trọng./.
|
CỤC TRƯỞNG |