Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Công văn 2720/BGDĐT-KHCNTT tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 2720/BGDĐT-KHCNTT
Ngày ban hành 29/05/2025
Ngày có hiệu lực 29/05/2025
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Văn Phúc
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2720/BGDĐT-KHCNTT
V/v tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2025

 

Kính gửi:

- Các sở giáo dục và đào tạo;
- Các đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng, các viện nghiên cứu trực thuộc Bộ.

Ngày 05 tháng 6 hằng năm được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) chọn là Ngày Môi trường thế giới. Đây là sự kiện môi trường quốc tế thường niên được Việt Nam hưởng ứng từ năm 1982 và đã trở thành phong trào rộng khắp phạm vi cả nước, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học và thúc đẩy phát triển bền vững.

Năm 2025, chủ đề được UNEP lựa chọn là ‘Chống ô nhiễm nhựa’ (Beat Plastic Pollution) nhằm kêu gọi cộng đồng toàn cầu hành động quyết liệt để giải quyết rác thải nhựa - một trong những thách thức môi trường cấp bách nhất hiện nay. Đây là lần thứ hai trong vòng ba năm chủ đề này được lựa chọn, thể hiện tính ưu tiên toàn cầu và cam kết hành động hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.

Thực hiện Công văn số 2141/BTNMT-VP ngày 16 tháng 5 năm 2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Tháng hành động vì môi trường năm 2025 sẽ được tổ chức từ cuối tháng 5 đến 30/6/2025, với trọng tâm truyền thông là “Chung tay giảm thiểu rác thải nhựa - Lan tỏa lối sống xanh”, với các hoạt động gắn với thực thi hiệu quả các chính sách bảo vệ môi trường, thực hiện 04 Nghị quyết trọng tâm của Đảng, Chính phủ để thúc đẩy chuyển biến thực chất trong kiểm soát ô nhiễm nhựa[1]: (i) Nghị quyết số 57-NQ/TW; (ii) Nghị quyết số 59-NQ/TW; (iii) Nghị quyết số 66-NQ/TW; (iv) Nghị quyết số 68-NQ/TW.

Nhằm phát huy vai trò của ngành giáo dục trong tuyên truyền, giáo dục môi trường và lan tỏa lối sống xanh và triển khai hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (05/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025 tại các cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng, các viện nghiên cứu trực thuộc Bộ (sau đây gọi tắt là các đơn vị) tập trung chỉ đạo, triển khai các hoạt động sau:

1. Mục đích, yêu cầu:

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và người học về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là giảm thiểu ô nhiễm nhựa, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

- Tăng cường các hoạt động giáo dục môi trường, khuyến khích các sáng kiến, giải pháp thiết thực, hiệu quả trong việc chống ô nhiễm nhựa, bảo vệ tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong các cơ sở giáo dục.

- Tạo sự lan tỏa rộng rãi trong toàn ngành và cộng đồng về ý thức bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng môi trường học đường xanh, sạch, đẹp.

- Các hoạt động cần được tổ chức thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng đơn vị và địa phương, đảm bảo an toàn.

2. Nội dung và hình thức triển khai:

Các đơn vị căn cứ chủ đề Ngày Môi trường Thế giới năm 2025 "Chống ô nhiễm nhựa" và chủ đề của Tháng hành động vì môi trường năm 2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường để triển khai các hoạt động phù hợp, tập trung vào các nội dung sau:

a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức:

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa của Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2025 với chủ đề "Chống ô nhiễm nhựa", những thách thức và giải pháp về rác thải nhựa.

- Phổ biến các văn bản pháp luật, chính sách về bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa[2], bảo đảm tính đồng bộ và gắn kết chặt chẽ với việc thực thi các Nghị quyết chiến lược của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

- Treo băng rôn, phướn, khẩu hiệu tại các khu vực công cộng, cổng trường, bảng tin (các đơn vị có thể lựa chọn theo gợi ý tại Phụ lục 1 kèm theo).

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, giáo dục thông qua các kênh truyền thông của đơn vị (website, fanpage, mạng xã hội, các ứng dụng học tập trực tuyến).

b) Triển khai các hoạt động giáo dục và ngoại khóa:

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tọa đàm, hội thảo về tác hại của rác thải nhựa và các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế.

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, sáng kiến xanh liên quan đến việc xử lý, tái chế và thay thế các sản phẩm nhựa.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, biến đổi khí hậu, đặc biệt là các cuộc thi sáng tạo về sản phẩm thân thiện môi trường, mô hình tái chế nhựa.

- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tình nguyện như: làm sạch khuôn viên trường học, khu vực công cộng, thu gom, phân loại rác thải tại nguồn (đặc biệt là rác thải nhựa), trồng và chăm sóc cây xanh.

- Khuyến khích các cơ sở giáo dục xây dựng và duy trì mô hình "Trường học không rác thải nhựa", "Sử dụng sản phẩm tái chế".

c) Tăng cường phối hợp và kiểm tra, giám sát:

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể tại địa phương (Sở Nông nghiệp và Môi trường, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ,...) để tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường một cách đồng bộ và hiệu quả.

- Huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện giáo dục môi trường trong các nhà trường; biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các tập thể, cá nhân, mô hình, sáng kiến có cách làm hay, hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong việc giảm thiểu rác thải nhựa.

3. Chế độ báo cáo:

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...