Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Công văn 1317/BVTV-TV năm 2018 về Quy trình kỹ thuật quản lý bệnh lùn sọc đen do Cục Bảo vệ thực vật ban hành

Số hiệu 1317/BVTV-TV
Ngày ban hành 24/05/2018
Ngày có hiệu lực 24/05/2018
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Bảo vệ thực vật
Người ký Nguyễn Quý Dương
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1317/BVTV-TV
V/v ban hành quy trình kỹ thuật quản lý bệnh lùn sọc đen hại lúa

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2018

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Bệnh lùn sọc đen hại lúa do rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh đã tái bùng phát và gây hại nặng trong vụ Mùa 2017 tại một số tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Kạn, Nghệ An, Quảng Trị, ... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng lúa. Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh phía Bắc, Viện Bảo vệ thực vật, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hội côn trùng học Việt Nam và các chuyên gia khác xây dựng và ban hành sổ tay “Hướng dẫn phòng chống rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen”.

Để các tỉnh chủ động chỉ đạo bằng các biện pháp kỹ thuật, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh lùn sọc đen gây ra, Cục Bảo vệ thực vật ban hành “Quy trình kỹ thuật quản lý bệnh lùn sọc đen hại lúa” dựa trên cơ sở các biện pháp phòng chống đã được đề xuất trong cuốn sổ tay.

Vậy, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức, hướng dẫn cho nông dân áp dụng.

Trong quá trình hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị phản ánh về Cục Bảo vệ thực vật để kịp thời giải quyết.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
- Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (để b/c);
- Lãnh đạo Cục (để c/đ);
- Cục Trồng trọt, TTKNQG (để p/h);
- Các Trung tâm BVTV vùng (để t/h);
- Báo Nông nghiệp Việt Nam, VTV1;
- Lưu VT, BVTV.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Quý Dương

 

QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA

(Ban hành theo Công văn số  1317/BVTV-TV ngày 24/05/2018 của Cục Bảo vệ thực vật)

I. MỤC TIÊU

Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật để quản lý bệnh lùn sọc đen hại lúa hiệu quả, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất lúa an toàn bền vững.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy trình này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trồng lúa trên lãnh thổ Việt Nam để quản lý bệnh lùn sọc đen hại lúa.

III. NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI

1. Nguyên nhân

Bệnh lùn sọc đen do virus Southern Rice Black-Streaked Dwarf Virus (SRBSDV), thuộc phân nhóm 2, nhóm Fijivirus, họ Reoviridae gây ra; môi giới truyền bệnh là rầy lưng trắng (Sogatella furcifera), truyền bệnh theo kiểu bền vững tích lũy.

2. Triệu chứng

a) Giai đoạn mạ: Triệu chứng rất khó phát hiện, thường chỉ xuất hiện triệu chứng thấp lùn, còi cọc và xanh đậm.

b) Giai đoạn lúa đẻ nhánh: Cây lúa xanh đậm và thấp lùn; một số lá xoắn đầu lá hoặc xoắn lá, rách mép lá. Mặt dưới lá có thể xuất hiện các u sáp nổi gồ chạy dọc đứt đoạn theo gân lá. Các u sáp trắng thường được quan sát thấy rõ hơn ở dọc gân lá chính và bẹ lá. Một số dảnh lúa xuất hiện các nhánh phụ mọc lên từ đốt thân và có nhiều rễ bất định tại gốc nhánh phụ.

c) Giai đoạn phân hóa đòng: Các triệu chứng như mô tả ở giai đoạn đẻ nhánh nhưng biểu hiện điển hình hơn, cây thấp lùn khác biệt rõ ràng với cây lúa khỏe. Gân bẹ lá nổi rõ, phiến lá bắt đầu chuyển vàng, khô đầu lá sau đó các vết gỉ sắt, đốm nâu xuất hiện trên lá. Khi cây lúa vươn lóng, một số lóng sát gốc có thể xuất hiện triệu chứng u sáp trắng nổi gồ và chạy dọc lóng thân phía sát gốc, ra nhiều rễ mọc ngược ở đốt thân. Rễ bắt đầu bị hủy hoại, thối đen, có thể nhổ cả khóm lúa lên rất dễ dàng; nhìn mặt ruộng thấy nhấp nhô, lồi lõm.

d) Giai đoạn lúa trỗ bông: Những khóm lúa bị nhiễm bệnh sớm sẽ thối rễ từ giai đoạn phân hóa đòng và bị lùn, lụi; những khóm lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn có hiện tượng trỗ nghẹn đòng (lá đòng bị gập, xoắn, ngắn) hoặc không trỗ thoát; những bông trỗ thoát nhiều hạt bị lép đen. Các u sáp trên lóng thân chuyển từ màu trắng sang màu nâu, đen; mặt dưới lá, bẹ lá nổi rõ các nốt sần. Những dảnh nhiễm bệnh muộn sẽ biểu hiện các triệu chứng giống như giai đoạn đẻ nhánh ở trên các lá phía trên, nhất là lá đòng.

3. Đặc điểm phát sinh gây hại và phương thức lan truyền

a) Đặc điểm phát sinh gây hại

- Rầy lưng trắng mang virus trong cơ thể di trú đến truyền virus cho mạ, lúa ngay từ đầu vụ. Sau một thời gian ủ bệnh trong cây lúa mới biểu hiện triệu chứng bệnh (từ 10-30 ngày tùy tuổi cây lúa lúc bị nhiễm virus).

Trong vụ Đông Xuân nhiệt độ thấp nên cây lúa biểu hiện triệu chứng bệnh ít hơn; thời gian ủ bệnh trong cây lúa cũng dài hơn (khoảng 30 ngày) so vụ Hè Thu, Mùa (khoảng 12 ngày).

- Trên đồng ruộng, biểu hiện triệu chứng bệnh rõ nhất khi lúa ở giai đoạn phân hóa đòng - trỗ. Diện tích nhiễm bệnh sẽ tăng rất nhanh ở giai đoạn này. Lúa bị nhiễm bệnh càng sớm (mạ, lúa hồi xanh - bắt đầu đẻ nhánh) sẽ biểu hiện triệu chứng sớm hơn và càng bị hại nặng; tỷ lệ bệnh càng cao nguy cơ mất năng suất càng cao.

b) Phương thức lan truyền

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...