Xây dựng các mối quan hệ tốt với đồng nghiệp nơi công sở
Trung bình một người dành 08 tiếng mỗi ngày - 05 ngày mỗi tuần để làm việc ở công ty và tiếp xúc với đồng nghiệp xung quanh. Tần suất gặp gỡ đồng nghiệp có khi còn nhiều hơn số lần bạn chạm mặt người thân. Vậy để có thể xây dựng được các mối quan hệ tốt với đồng nghiệp nơi công sở để “mỗi ngày đi làm là một niềm vui” thì bạn cần phải làm gì?
Thái độ ứng xử tốt với đồng nghiệp
Trong một tập thể việc “dĩ hòa vi quý” là điều tương đối cần thiết phải làm. Đồng nghiệp không chỉ đơn giản là người đi làm cùng công ty giống bạn cùng quỹ thời gian như bạn mà họ còn là những người bổ trợ liên kết công việc với bạn.
Đối với đồng nghiệp cùng công ty thì một câu chào hỏi chắc hẳn cũng không quá khó khăn vào mỗi buổi sáng gặp nhau. Điều này thể hiện bạn là người cởi mở hòa đồng có tinh thần đoàn kết tập thể. Đồng nghiệp trong phòng ban lại càng nên xây dựng mối quan hệ gắn kết hơn nữa. Thử hỏi đi làm trong một không khí ngột ngạt 08 tiếng chẳng ai nói với ai câu nào tâm trạng của bạn có thật sự thoải mái? Một lời khen dành tặng cho chiếc áo mới mua của chị đồng nghiệp hay mời mọi người vài miếng bánh ngon cũng là một cách xây dựng mối quan hệ thân thiết đối với đồng nghiệp bên cạnh mình.
Việc ghi nhớ sinh nhật của đồng nghiệp dĩ nhiên không phải là quá khó khăn khi mà thông tin nhân viên luôn hiển thị trên hồ sơ của công ty. Một câu chúc mừng hay cùng rủ rê các đồng nghiệp khác tạo sự bất ngờ cho nhân vật chính sẽ để lại ấn tượng sâu sắc đối với mọi người xung quanh.
Việc hỏi han, quan tâm, trao đổi bàn luận công việc là thật sự cần thiết trong môi trường làm việc để gắn kết những con người xa lạ với nhau nay trở thành “người một nhà”.
Truyền năng lượng tích cực đến với mọi người xung quanh
Luôn thể hiện mình là người tích cực, hăng sau làm việc tránh mang lại cảm giác mệt mỏi cho người khác. Dẫu cho hôm qua có bao nhiêu chuyện không vui gặp phải thì mỗi ngày đến công ty bạn vẫn phải hoàn thành tốt phần công việc hôm đó được cgiao nên thay vì ủ rũ mệt nhoài hãy xốc lại tinh thần, tiếp tục chiến đấu cống hiến hết mình với công ty. Nghĩ đến những đồng lương xứng đáng bạn sẽ được nhận vào mỗi tháng mà lan tỏa năng lượng tích cực làm việc của bản thân đến với những người xung quanh.
Năng lượng tích cực thể hiện qua biểu cảm, lời nói, hành động của mỗi cá nhân. Thái độ vui vẻ, tâm trạng thoải mái khiến sức trẻ của bạn lan tỏa tốt hơn. Hãy trang trí cho bàn làm việc theo sở thích của bản thân và điều đặc biệt phải gọn gàng và ngăn nắp. Điều này không chỉ kích thích sự hứng thú làm việc của bạn mà còn khiến đồng nghiệp của bạn hào hứng vui vẻ mỗi khi lướt ngang qua góc làm việc của bạn.
Tránh xa thị phi tốt nhất có thể
Thị phi là điều không thể tránh khỏi trong môi trường làm việc. Người ta thường nói nơi làm việc là một xã hội thu nhỏ. Ở đây bạn sẽ được tiếp xúc với muôn kiểu người khác nhau và việc va chạm xích mích sẽ dễ dàng xảy ra. Điều cần làm là hãy để cho mình tránh xa những luồng thị phi này tốt nhất có thể. Hãy chú ý ngôn ngữ, giọng điệu khi tranh luận với đồng nghiệp một vấn đề nào đó. Luôn giữ thái độ trung lập bình tĩnh và kết thúc cuộc nói chuyện ngay trước khi có nguy cơ một “vụ nổ” nào sắp sắp bùng lên.
Những điều tối kỵ khi đi làm đó là tránh bàn tán chuyện riêng tư của đồng nghiệp cũng như là những điểm yếu của họ. Người ta thường nói “cái miệng hại cái thân” nên để cho bản thân được sống bình bình an an tập trung tối đa trong công việc thì đừng cho mình cái quyền phán xét bất cứ ai vì có thể ngay bản thân mình cũng chưa thật sự tốt.
Có thể kể những câu chuyện vui để gắn kết mọi người trong công ty với nhau tuy nhiên tránh kể về những câu chuyện thiếu văn hóa không phù hợp. Những câu chuyện bạn kể không thể hiện hết bản thân bạn nhưng sẽ làm người khác có cái nhìn không còn thiện cảm lắm và điều này là hoàn toàn không nên.
Học cách ứng xử với cấp trên
Xây dựng mối quan hệ tốt với cấp trên không có nghĩa là bắt bạn phải xu nịnh, luồng cuối. Sếp là người hiểu rõ năng lực của bạn nhất nhưng bên cạnh việc hoàn thành tốt công việc thì thái độ, tương tác với sếp cũng giúp ích cho bản thân cũng như là con đường thăng tiến của bạn sau này.
Khi được giao nhiệm vụ nếu không hiểu hãy chủ động hỏi lại trước khi bắt tay vào việc để tránh sự sai sót.
Trao đổi thẳng thắng trực tiếp với cấp trên về công việc, các kế hoạch phòng ban, đưa ra ý kiến phát triển sẽ thể hiện được rằng bạn là một nhân lực giỏi, có tầm nhìn nhất định.
Trong các cuộc họp với cấp trên hãy cố gắng đúng giờ để cho cấp trên thấy bạn là người nguyên tắc, chuyên nghiệp.
Cuối cùng, cấp trên cũng là con người, cũng có cảm xúc vui buồn bình thường nên hãy lôi kéo sếp vào những cuộc vui của văn phòng như sinh nhật của các thành viên, hay lễ kỷ niệm. Điều này sẽ gắn kết và xóa nhòa khoảng cách của định nghĩa: Cấp trên – cấp dưới.
Những hành động, hay kỹ năng ứng xử tuy nhỏ nhưng sẽ khiến đồng nghiệp có ấn tượng tốt về bạn giúp cho các mối quan hệ đồng nghiệp “dễ thở” hơn và khiến bạn cảm thấy thoải mái vui vẻ thật sự đối với công việc và nơi làm việc bạn đã chọn.
-
10 Tips nhỏ chốn văn phòng giúp bạn trở nên tinh tế hơn
Cập nhật 3 năm trước -
Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp tốt
Cập nhật 2 năm trước -
Mẹo hòa nhập với đồng nghiệp khi mới đi làm
Cập nhật 2 năm trước -
Kỹ năng văn phòng: 05 sai lầm khiến bạn khó hòa nhập trong môi trường công sở
Cập nhật 3 năm trước -
Top 05 câu nói dối kinh điển của đồng nghiệp
Cập nhật 3 năm trước -
Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Mọi người nghĩ gì về bạn?”
Cập nhật 3 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước