Vì sao hệ thống Văn bản pháp luật luôn phải cập nhật sửa đổi bổ sung?
Dân học Luật thường nói vui với nhau rằng học hết chương trình đại học ra trường đi làm thì Luật lại sửa đổi bổ sung vì vậy lại phải học lại từ đầu. Hằng năm có hàng tá văn bản pháp luật được ban hành, cập nhật sửa đổi bổ sung nhưng có bao giờ các bạn ra câu hỏi tại sao phải làm như thế chưa?
Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng, kèm theo đó vô số hoàn cảnh, tình huống xảy ra trong đời sống của người dân mà cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật. Nhưng pháp luật thì không dự trù và điều chỉnh được tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống. Dẫn đến những tình huống oái ăm, thậm chí đến những người có kiến thức về pháp luật cũng chưa tìm được phương án giải quyết. Từ đó dẫn đến việc cần phải xây dựng Văn bản pháp luật toàn diện nhất để bản vệ quyền và lợi ích của người dân.
Ví dụ như việc dự thảo xem xét sửa đổi bổ sung Bộ luật Dân sự là nhằm bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự, thực hiện chiến lược cải cách tư pháp; xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Tương tự theo đó Luật giao thông đường bộ 2008 cũng vậy mặc dù luật hiện hành vẫn giải quyết tốt và đạt được nhiều kết quả nhất định tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, Luật đã xuất hiện nhiều tồn tại và các vấn đề phát sinh liên quan như đường cao tốc, cơ chế huy động nguồn lực xã hội vào công trình giao thông, phương tiện giao thông thông minh… do sự phát triển của xã hội phương tiện tăng nhanh, cao tốc xuất hiện vì vậy cần phải có dự thảo luật mới sửa đổi bổ sung để điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế.
Hay như trong lĩnh vực giáo dục cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với dự báo thay đổi cơ cấu ngành nghề, phương thức sử dụng lao động; sự bùng nổ của các hình thức đào tạo từ xa tận dụng triệt để những lợi thế của khoa học công nghệ dẫn đến những thay đổi về quan điểm, tiêu chí về trường đại học; xu hướng học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập... Trong bối cảnh đó, Luật GDĐH năm 2012 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Nhiều chính sách cũ không còn phù hợp, một số thực tế phát sinh đòi hỏi Luật GDĐH phải thay đổi để điều chỉnh, thích ứng. Vậy nên ban hành một văn bản pháp luật mới để khắc phục những hạn chế đó là điều hoàn toàn cần thiết và Luật GDĐH sửa đổi 2018 đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình.
Việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật để phù hợp theo xu thế của thời đại là hoàn toàn cần. Trong cuộc sống có rất nhiều mâu thuẫn xảy ra và các nhà làm luật cần dự trù bao quát hầu như tất cả để điều chỉnh các mối quan hệ đó một cách tốt nhất. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ thì pháp luật cũng phải thay đổi từng ngày để muôn màu muôn vẻ.
-
Những lợi ích và khó khăn khi học ngành luật mà sinh viên cần biết
Cập nhật 1 năm trước -
Một số văn bản pháp luật liên quan đến lao động tiền lương hiện hành đáng lưu ý?
Cập nhật 1 năm trước -
Làm sao để nâng cao khả năng tư vấn pháp luật?
Cập nhật 2 năm trước -
Kỹ năng tra cứu, tìm kiếm văn bản pháp luật cho người học Luật
Cập nhật 2 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 10 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước