Đề xuất tiêu chuẩn chức danh công chứng viên
Việc đề xuất tiêu chuẩn chức danh công chứng viên nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công chứng và đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong các giao dịch pháp lý.
Hiện nay, Bộ Tư pháp đã công bố Dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công chứng viên, đấu giá viên, hỗ trợ nghiệp vụ và hỗ trợ pháp lý trong lĩnh vực công chứng, đấu giá tài sản và trợ giúp pháp lý (dự thảo Thông tư). Trong đó, có đề xuất tiêu chuẩn chức danh công chứng viên.
1. Đề xuất tiêu chuẩn chức danh công chứng viên
Căn cứ Điều 5, 6 và 7 dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh công chứng viên như sau:
(1) Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của chức danh nghề nghiệp công chứng viên
- Thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của viên chức Ngành Tư pháp.
- Thực hiện theo các quy định, quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
(2) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp công chứng viên
- Có bằng cử nhân luật.
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
- Có giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
(3) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp công chứng viên
- Có khả năng vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công chứng.
- Có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ về công chứng.
- Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, đánh giá, thuyết phục, tổ chức triển khai công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh, xử lý các tình huống thuộc lĩnh vực công chứng.
- Có kỹ năng phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan khi thực hiện nhiệm vụ công chứng.
Đề xuất tiêu chuẩn chức danh công chứng viên (Hình từ Internet)
2. Đề xuất nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp công chứng viên
Cụ thể tại Điều 4 dự thảo Thông tư quy định nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp công chứng viên như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ của công chứng viên theo quy định của Luật Công chứng 2014.
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch công chứng trong phạm vi địa phương; tham gia xây dựng các văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch công chứng được phân công.
- Tham gia, phối hợp với các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở thanh tra, kiểm tra công tác công chứng, chứng thực của các tổ chức hành nghề công chứng và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo sự phân công.
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện sơ kết, tổng kết, chế độ báo cáo, thống kê về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương với cơ quan quản lý nhà nước về công chứng.
- Quản lý, lưu giữ hồ sơ công việc; quản lý và sử dụng tài sản, phương tiện, trang thiết bị làm việc được giao.
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đề xuất các giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động công chứng.
- Theo dõi, báo cáo tình hình và kết quả giải quyết thủ tục hành chính, quy trình giải quyết việc công chứng trong lĩnh vực công chứng do mình thực hiện.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức ở địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong lĩnh vực công chứng.
- Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công.
- Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công.
3. Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên
Theo Điều 13 Luật Công chứng 2014 quy định những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên bao gồm:
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.
- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.
- Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.
Tags:
Đề xuất tiêu chuẩn chức danh công chứng viên tiêu chuẩn chức danh công chứng viên chức danh công chứng viên công chứng viên Luật Công chứng 2014-
Giấy tờ chứng minh thời gian công tác pháp luật của công chứng viên bao gồm những gì?
Cập nhật 5 tháng trước -
Học viện Tư pháp tuyển sinh 1000 chỉ tiêu Công chứng viên năm 2024?
Cập nhật 10 tháng trước -
Hồ sơ dự tuyển lớp đào tạo nghề công chứng?
Cập nhật 10 tháng trước -
Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ khi nào?
Cập nhật 11 tháng trước -
Sẽ sửa tiêu chuẩn công chứng viên trong thời gian tới
Cập nhật 12 tháng trước -
Công chứng viên có phải tham gia Hội công chứng viên không?
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước