Tuyển Trưởng phòng Nhân sự cần những chú ý gì?
Tuyển Trưởng phòng Nhân sự là bài toán khó cho chính… Phòng nhân sự. Khi phải lên kế hoạch tuyển sếp cho chính mình.
>> Tuyển dụng nhân sự những ngày cuối năm là cơ hội và thách thức của HR
>> Bí quyết tuyển dụng nhân sự hiệu quả với chi phí thấp
Phòng nhân sự có nhiều nhiệm vụ, trong đó có một nhiệm vụ là tuyển dụng nhân sự mới cho công ty. Đó là điều mà hầu như ai cũng hiểu. Với bộ phận tuyển dụng thuộc phòng nhân sự, việc lên kế hoạch tuyển dụng cho các bộ phận chuyên trách là những việc họ thường phải làm. Nhưng khi tuyển… sếp cho chính mình thì lại là một câu chuyện khác.
Tìm Trưởng phòng nhân sự không phải việc dễ dàng
Bản chất khi được giao nhiệm vụ, các nhân viên thuộc bộ phận tuyển dụng sẽ có chút áp lực, chút “chủ quan” khi thực hiện công việc, vì người được tuyển vào sẽ là người làm việc với mình trong tương lai, thậm chí sẽ là người lãnh đạo mình trong tương lai. Tuy nhiên thực tế công tác tuyển dụng nhân sự, cụ thể ở đây là tuyển Trưởng phòng Nhân sự có khó khăn nhiều như ta vẫn nghĩ?
Trách nhiệm tuyển dụng vị trí Trưởng phòng Nhân sự thuộc về ai?
Với những vị trí làm việc bình thường khác thì thường sẽ thuộc về trưởng các bộ phận chuyên trách phối hợp với bộ phận tuyển dụng. Tuy nhiên với các vị trí quản lý cấp trung trở lên thì việc tuyển dụng thường thuộc về Ban Giám đốc, lãnh đạo công ty trực tiếp đảm nhận. Với nhiều lý do như đây là vị trí quan trọng, cần người có khả năng đánh giá, nhận định, có kinh nghiệm dày dặn mới tuyển được người phù hợp. Ngoài ra có thể có một lý do nữa là với vị trí trưởng phòng nhân sự, người sẽ làm việc trực tiếp với Ban Giám đốc trong tương lai, cho nên đích thân ban giám đốc sẽ lên kế hoạch tuyển dụng, phỏng vấn, đánh giá để chọn người phù hợp về trình độ lẫn tính cách, văn hóa ứng xử để làm việc trực tiếp dễ dàng hơn…. Còn nhiều lý do có thể nêu ra, nhưng trên có lẽ là 02 lý do chính yếu nhất để Ban giám đốc đích thân tuyển dụng vị trí trưởng phòng nhân sự.
Ai là người tuyển Trưởng phòng nhân sự?
Tuy nhiên, đúng với tên gọi của mình, bộ phận tuyển dụng không nằm ngoài kế hoạch công việc này của công ty. Bộ phận tuyển dụng dưới những yêu cầu của Ban Giám đốc sẽ là nơi đảm nhận việc đăng tuyển dụng để có hồ sơ ứng viên. Dựa trên những tiêu chí của Ban Giám đốc đưa ra để lựa chọ người cho phù hợp. Ngoài ra việc tổng hợp CV, lên lịch phỏng vấn để phù hợp với lịch làm việc của Ban Giám đốc (Thường sẽ ủy quyền cho Phó Giám đốc thực hiện).
Những tiêu chí tuyển dụng vị trí Trưởng phòng Nhân sự bao gồm những gì?
Trưởng phòng Nhân sự là người quản trị nguồn lực trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm phát triển, triển khai các chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể. Vị trí này sẽ xây dựng các chính sách, quy định và quản lý các hoạt động liên quan đến nhân sự.
Tiêu chí tuyển dụng Trưởng phòng nhân sự
Trưởng phòng nhân sự đóng vai trò cầu nối giữa Ban Giám đốc và người lao động. Họ luôn nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân viên công ty, phụ trách tham mưu cho Ban Giám đốc ra các quyết định về nhân sự.
Tìm ứng viên vị trí Trưởng phòng nhân sự
Thông thường yêu cầu vị trí ứng viên sẽ tùy thuộc văn văn hóa doanh nghiệp, tính chất doanh nghiệp, quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… thì mỗi doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu khác nhau có tính đặc thù. Tuy nhiên, với vị trí Trưởng phòng Nhân sự, ngoài việc có những yêu cầu đặc thù thì những tiêu chí thường có bao gồm:
- Xây dựng và thực hiện chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể trong từng giai đoạn phát triển của công ty;
- Là cầu nối giữa Ban Giám đốc và người lao động; nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân viên công ty. Phụ trách tham mưu cho Ban Giám đốc ra các quyết định về nhân sự;
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng. Triển khai các dự án tuyển dụng, thương hiệu Nhà tuyển dụng đáp ứng nhu cầu dài hạn và ngắn hạn của nguồn nhân lực;
- Xây dựng các chính sách, quy định và quản lý các hoạt động liên quan đến nhân sự: Chế độ học việc, thử việc, hợp đồng lao động, lương, thưởng, phép năm, quyết định nhân sự, hợp đồng lao động, chấm công tính lương, nghỉ phép,…
- Xây dựng và đảm bảo thực hiện hệ thống Đánh giá Hiệu quả làm việc (KPI) và Đánh giá Năng lực nhân viên
- Hoàn thiện và thực thi hệ thống Lương – Thưởng – Phúc lợi dài hạn, cạnh tranh theo hiệu quả công việc.
- Xây dựng hệ thống các quy định, quy chế, qui trình. Xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty – các bộ phận trong Công ty và giám sát việc chấp hành;
- Đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo, định hướng phát triển đội ngũ ngắn hạn/trung hạn/dài hạn. Xây dựng, đề xuất các chương trình đào tạo phù hợp cho nhu cầu phát triển nguồn lực và đào tạo hội nhập.
Đăng tuyển vị trí Trưởng phòng Nhân sự ở đâu?
Với sự phát triển quy mô mạnh mẽ, nguồn ứng viên chất lượng cao dồi dào. Việc đăng tin tuyển dụng cũng như tìm kiếm việc lại với vị trí Trưởng phòng Nhân sự thì Nhà tuyển dụng cũng như Ứng viên có thể truy cập vào website NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT để đăng tuyển cũng như tìm việc làm phù hợp với mình (đối với ứng viên).
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước