Trách nhiệm của Trưởng phòng Nhân sự như thế nào?
Phòng nhân sự chia thành nhiều bộ phận chuyên trách, mỗi bộ phận phụ trách một mảng công việc khác nhau dưới sự quản lý chung của Trưởng phòng Nhân sự. Chính vì vậy, vị trí Trưởng phòng Nhân có trách nhiệm rất lớn.
1. Lên kế hoạch tuyển dụng và thực hiện tuyển dụng:
- Phối hợp với các phòng ban trong công ty để lâp kế hoạch nguồn nhân lực: Theo dõi thông tin nhân lực toàn công ty, đưa ra bảng mô tả công việc chuẩn hóa cho từng vị trí nhân viên, lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự.
- Tư vấn, giám sát và thực hiện quá trình tuyển dụng.
- Tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo những chính sách phù hợp thu hút người tài cho công ty.
- Là người chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động tuyển dụng. Trong đó việc phối kết hợp với các phòng ban chuyên trách trong công ty để nắm bắt tình hình, nhu cầu nhân sự để thực hiện các công việc tuyển dụng, đào tạo… Trưởng phòng Nhân sự cũng là người quản lý công tác thực hiện tiền lương, chính sách cho toàn bộ nhân viên của công ty. Là người giải quyết những vướng mắc mà nhân sự cấp dưới không thể giải quyết được.
- Trưởng phòng nhân sự còn là người trực tiếp phỏng vấn các vị trí cấp cao đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Với kinh nghiệm cũng như kỹ năng của Trưởng phòng, việc nhận định đánh giá ứng viên cấp cao sẽ phù hợp và hiệu quả hơn.
- Trưởng phòng nhân sự cũng là người trực tiếp làm việc với Ban Giám đốc, có trách nhiệm báo cáo công việc, tiếp nhận các quyết định, chính sách về nhân sự của Ban lãnh đạo công ty để triển khai thực hiện cho các nhân viên cấp dưới.
2. Quản lý việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực trong công ty
Bên cạnh việc tuyển dụng, đào tạo cũng là một nhiệm vụ chính của Phòng Nhân sự, công tác đào tạo phải thực hiện xuyên suốt trong suốt quá trình công ty vận hành, sản xuất kinh doanh. Với cương vị Trưởng phòng Nhân sự, trách nhiệm với công tác đào tạo có thể liệt kê như sau:
- Tổ chức hướng dẫn các nhân viên mới hội nhập với công việc. Thường công ty chỉ đào tạo ngắn hạn cho nhân viên các kỹ năng và kiến thức cần thiết phục vụ cho công ty.
- Xác định nhu cầu đào tạo và lựa chọn hướng phát triển, đào tạo theo yêu cầu công ty.
- Xây dựng, quyết định chương trình đào tạo cho người lao động tại doanh nghiệp phát triển nghề nghiệp của họ. Với các chương trình đạo như những khóa học dài hạn trên 3 tháng, TPNS sẽ xem xét nguyện vọng và quyết định có hỗ trợ học phí cho nhân viên không. Thường công ty sẽ yêu cầu nhân viên đó đem bằng cấp về và cam kết làm việc cho công ty trong khoảng thời gian bao nhiêu lâu.
3. Duy trì và quản lý nguồn lực cho công ty, đảm bảo sự phát triển ổn định
Duy trì và quản lý nguồn lực cho doanh nghiệp
Trưởng phòng nhân sự là người chỉ đạo việc đánh giá kết quả công việc của nhân viên, khen thưởng, trả công cho họ. Ngoài ra, trưởng phòng nhân sự phải cùng với các trưởng phòng ban khác bố trí, thuyên chuyển, đề bạt, quản lý quá trình thôi việc… Họ còn hướng dẫn, tư vấn cho các bộ phận khác về chính sách nhân sự của công ty và giữ nhiệm vụ đôn đốc các bộ phận khác thực hiện.
Trưởng phòng nhân sự là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động, mang trong mình tính cách vừa răn đe, vừa phục vụ. Răn đe để không cho nhân viên tham nhũng, thiếu kỷ luật làm ảnh hưởng xấu đến công ty, để tổ chức kết cấu công ty cho vững mạnh. Họ cũng là người ký các quyết định thuyên chuyển công tác.
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 10 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước