Tử vong do tiêm vaccine ai chịu trách nhiệm?

Liên quan đến câu hỏi mà đại đa số người dân lo lắng: “Tui tiêm vaccine lỡ chết ai chịu trách nhiệm?” thì có 2 trường hợp xảy ra sau đây:

Tiêm vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch

khoản 1 Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng có nêu rõ: “Khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.”

Chương trình Tiêm chủng Mở rộng đơn cử như là việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu là các cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng.

Còn chương trình tiêm chủng chống dịch là hoạt động tiêm chủng miễn phí do nhà nước tổ chức cho những người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch, người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch.

(Quy định tại điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP)

Như vậy ở thời điểm hiện tại việc tiêm vaccine Covid-19 tại các tỉnh thành có dịch được xem là hoạt động tiêm chủng chống dịch.

Nhấn mạnh là các trường hợp tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm phòng chống dịch nếu xảy ra rủi ro, biến chứng sức khỏe thì Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại nha.

Nói đến đây thì chắc hẳn cũng chưa hết ý mà quí vị thắc mắc. Vậy nhà nước sẽ bồi thường ra sao? Chịu trách nhiệm như thế nào?

Lúc này sau khi xác định trường hợp được bồi thường thì tùy tính chất, mức độ nghiêm trọng mà Nhà nước sẽ tiến hành bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, vật chất, tinh thần.

Ví dụ trường hợp người tiêm chủng tử vong do biến chứng nặng thì sẽ được bồi thường các khoản chi phí theo quy định (khoản 2 Điều 16 Nghị định 104/2016/NĐ-CP)

- Các chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trước khi tử vong;

- Chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở (lương cơ sở tại thời điểm hiện tại là 1.490.000 đồng);

- Chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại;

- Các chi phí do thu nhập bị mất hoặc giảm sút theo quy định.

Thủ tục bồi thường, trình tự, thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường được quy định tại Điều 18, Điều 19 Nghị định 104/2016/NĐ-CP, quý vị có thể click vào link tôi để bên dưới phần mô tả để biết thêm nhé

Ngoài lề xíu: Sau khi nhà nước bồi thường cho người bị thiệt hại xong thì nếu lỗi gây thiệt hại cho người tiêm vacxin thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, quy trình bảo quản vaccine, sinh phẩm y tế hoặc người làm công tác tiêm chủng thì tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho Nhà nước theo quy định của pháp luật

(Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 30 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007).

Các trường hợp tiêm vaccine còn lại

“Còn đối với trường hợp xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng vaccine ngoài Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch thì cơ sở nơi xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng có trách nhiệm thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về dân sự nếu có lỗi gây ra tai biến nặng sau tiêm chủng.”

(Quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 104/2016/NĐ-CP).

Có nghĩa sau khi tiêm mọi người sẽ được phát một phiếu xác nhận tiêm chủng và mặt sau có hướng dẫn theo dõi tình hình sức khỏe. Nếu có bất cứ tai biến, rủi ro về sức khỏe sau tiêm chủng thì cơ sở tiêm sẽ có trách nhiệm xử trí, chẩn đoán, cấp cứu điều trị người bị tai biến và thống kê đầy đủ thông tin báo cáo với bộ y tế, sở y tế trong vòng 24h kể từ khi tiếp nhận người bị tai biến sau khi tiêm. Khi cấp cứu không được dẫn đến tình huống xấu nhất là người tiêm bị tai biến trở nặng mất năng lực hay tử vong thì lúc này cơ sở tiêm chủng mới tiến hành tiếp bước xác định nguyên nhân, lỗi, trách nhiệm thuộc về ai như thế nào từ đó bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Theo Quỳnh Ny
2.744