Văn phòng luật sư là gì? Văn phòng luật sư hoạt động theo mô hình gì?
Văn phòng luật sư là khái niệm phổ biến khi nhắc đến tổ chức hoạt động của luật sư. Tuy nhiên, để hiểu bản chất văn phòng luật sư là gì và hoạt động theo mô hình nào thì nội dung dưới đây sẽ cung cấp thông tin làm rõ vấn đề này.
Văn phòng luật sư là gì?
Văn phòng luật sư là một trong những hình thức tổ chức hoạt động phổ biến của tổ chức hành nghề luật sư được pháp luật thừa nhận. Cụ thể, theo Điều 32 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 thì tổ chức hành nghề luật sư có hai hình thức tổ chức hoạt động gồm văn phòng luật sư và công ty luật.
Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Văn phòng luật sư hoạt động theo mô hình nào?
Theo quy định tại Điều 33 Luật Luật sư 2006, Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Theo Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Do đó, một luật sư chỉ được thành lập thành lập hoặc tham gia thành lập một văn phòng luật sư và không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Bên cạnh đó, Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
Văn phòng luật sư là gì? Văn phòng luật sư hoạt động theo mô hình gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện thành lập Văn phòng luật sư?
Để thành lập Văn phòng luật sư thì cần phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau:
- Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định pháp luật.
- Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
Lưu ý: Văn phòng Luật sư thực hiện đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở.
Tags:
văn phòng luật sư luật sư văn phòng luật sư là gì mô hình hoạt động của văn phòng luật sư luật luật sư-
Luật sư có bao nhiêu loại? Luật sư gồm những ai?
Cập nhật 2 tháng trước -
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Cập nhật 5 tháng trước -
Lưu ý gì khi đổi tên Văn phòng luật sư? Tên văn phòng luật sư được đặt thế nào?
Cập nhật 6 tháng trước -
Văn phòng luật sư có được thay đổi tên không?
Cập nhật 6 tháng trước -
Thủ tục chuyển đổi từ văn phòng luật sư thành công ty luật?
Cập nhật 8 tháng trước -
Có bằng cử nhân luật được thành lập văn phòng luật sư không?
Cập nhật 10 tháng trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước