Tranh chấp lao động và những điều người lao động cần biết
Tranh chấp lao động là vấn đề xảy ra trong quan hệ giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong quá trình lao động đã phát sinh nhiều mâu thuẫn, bất cập ảnh hưởng đến quyền lợi ích của các bên.
Định nghĩa tranh chấp lao động
Điều 179 BLLĐ 2019 có hiệu từ 01/01/2021 quy định rõ:
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. |
Các loại tranh chấp lao động
Tranh chấp lao động được chia làm hai loại đó là tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể
- Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động;
- Giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
Tranh chấp trong lao động (Hình từ internet)
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
Điều 180 BLLĐ 2019 quy định 05 nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cụ thể như sau:
1. Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên
2. Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
3. Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
4. Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
5. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
BLLĐ 2019 quy định cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động;
3. Tòa án nhân dân.
Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động
Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
-
Quy định làm thêm giờ theo luật mới mà NLĐ cần nắm rõ
Cập nhật 3 năm trước -
NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do dịch COVID-19
Cập nhật 3 năm trước -
03 Hành vi quấy rối tình dục cụ thể tại nơi làm việc có thể bị sa thải từ năm 2021
Cập nhật 4 năm trước -
Từ 01/01/2021 Doanh nghiệp trả chậm lương, NLĐ sẽ được nhận thêm tiền lãi
Cập nhật 4 năm trước -
Từ 01/01/2021 thời gian thử việc có thể kéo dài lên đến 06 tháng
Cập nhật 4 năm trước -
13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động từ năm 2021 mà NLĐ cần biết
Cập nhật 4 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước