Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Với loại hình công ty Luật hợp danh, trách nhiệm của các Luật sư được phân định rạch ròi giữa Luật sư góp vốn và Luật sư hợp danh theo các quy định của Luật doanh nghiệp, Luật luật sư.
Đặc điểm của Công ty Luật hợp danh là gì?
Theo quy định của Luật Luật sư thì Công ty Luật có thể tổ chức dưới 02 dạng, hoặc là Công ty TNHH hoặc là Công ty hợp danh. Mô hình tổ chức theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì Công ty hợp danh là Công ty ở đó có ít nhất 02 thành viên hợp danh và các thành viên góp vốn. Ở đó các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, các thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn dựa trên tỉ lệ vốn góp thực tế của mình vào công ty.
Tuy nhiên với đặc thù nghề nghiệp, với Công ty Luật hợp danh thì chỉ có các thành viên hợp danh là Luật sư và không có thành viên góp vốn.
Luật sư trong Công ty Luật hợp danh có vai trò là gì?
Như đã đề cập, theo quy định thì trong Công ty Luật hợp danh, không có thành viên góp vốn. Cho nên các Luật sư trong Công ty Luật hợp danh chỉ có thể rơi vào một trong 03 trường hợp:
- Là thành viên hợp danh theo quy định của Luật Luật sư;
- Là Luật sư cộng sự theo sự thỏa thuận hợp tác giữa Luật sư với với Công ty Luật hợp danh đó;
- Là người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
Đặc điểm nghề Luật sư phù hợp với tổ chức theo mô hình hợp danh
Nghề luật sư là một nghề mang tính tự do, dựa trên sự hiểu biết pháp luật và áp dụng pháp luật, mà chức năng cơ bản là phụng sự công lý và mục đích cao cả của hoạt động tư pháp. Hoạt động của luật sư thông qua các tổ chức hành nghề luật sư.
Công ty Luật hợp danh là loại hình công ty với nhiều tính đặc thù từ thành viên, cơ cấu tổ chức, quản lý đến việc phân chia quyền lực, quyền quản lý công ty được giao cho các luật sư. Công ty Luật hợp danh gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường do tác động của nhiều yếu tố khác nhau, có yếu tố mang tính chủ quan và có yếu tố mang tính khác quan. Điều đó cho thấy, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc nhận diện công ty Luật hợp danh cần xác định trên cơ sở nguồn gốc, nền tảng kinh tế và pháp lý của loại hình công ty này.
-
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 24 ngày trước -
Khái quát về công ty đấu giá hợp danh và thủ tục đăng ký hoạt động
Cập nhật 28 ngày trước -
Công ty luật có được lập theo loại hình công ty hợp danh hay không?
Cập nhật 28 ngày trước -
Hướng dẫn chuyển đổi từ Công ty luật hợp danh sang Công ty luật TNHH?
Cập nhật 28 ngày trước -
Hồ sơ, thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện thế nào?
Cập nhật 11 tháng trước -
Công ty Luật có phải là tổ chức hành nghề luật không?
Cập nhật 1 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước