Thu hồi thẻ cộng tác viên pháp lý trong trường hợp nào?
Cho tôi hỏi thẻ cộng tác viên pháp lý có thể bị thu hồi trong những trường hợp nào? Trình tự thu hồi thẻ cộng tác viên được quy định ra sao? Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Câu hỏi của anh N (Hà Nội).
Thu hồi thẻ cộng tác viên pháp lý trong trường hợp nào?
Việc thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 18 Nghị định 144/2017/NĐ-CP như sau:
Thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý
1. Giám đốc Trung tâm đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp thu hồi thẻ cộng tác viên trong các trường hợp sau đây:
a) Cộng tác viên không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
b) Cộng tác viên thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động trợ giúp pháp lý nhưng chưa đến mức bị thu hồi thẻ mà còn tiếp tục có hành vi vi phạm;
c) Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bị chấm dứt hoặc cộng tác viên không ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp thẻ mà không có lý do chính đáng.
2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Giám đốc Trung tâm, Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên. Quyết định thu hồi thẻ được gửi cho cộng tác viên. Thẻ cộng tác viên hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm quyết định thu hồi có hiệu lực.
Người bị thu hồi thẻ cộng tác viên thì không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý.
3. Người bị thu hồi thẻ cộng tác viên có quyền khiếu nại đối với quyết định thu hồi thẻ của Giám đốc Sở Tư pháp. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Theo đó, thu hồi thẻ cộng tác viên pháp lý được thực hiện trong trường hợp sau:
- Cộng tác viên không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
- Cộng tác viên thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động trợ giúp pháp lý nhưng chưa đến mức bị thu hồi thẻ mà còn tiếp tục có hành vi vi phạm;
- Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bị chấm dứt hoặc cộng tác viên không ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp thẻ mà không có lý do chính đáng.
Thu hồi thẻ cộng tác viên pháp lý trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trình tự thu hồi thẻ cộng tác viên pháp lý được quy định ra sao?
Cũng theo Điều 18 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định trình tự thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:
Bước 01: Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý đề nghị thu hồi thẻ cộng tác viên pháp lý
Bước 02: Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên (trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị).
Quyết định thu hồi thẻ được gửi cho cộng tác viên và thẻ cộng tác viên sẽ hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm quyết định thu hồi có hiệu lực. Đồng thời, người bị thu hồi thẻ cộng tác viên không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý.
Lưu ý: Người bị thu hồi thẻ cộng tác viên có quyền khiếu nại đối với quyết định thu hồi thẻ của Giám đốc Sở Tư pháp. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng thẻ cộng tác viên pháp lý là gì?
Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng thẻ cộng tác viên pháp lý được quy định tại Điều 17 Nghị định 144/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý
1. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, cộng tác viên phải mang theo thẻ cộng tác viên và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
2. Cộng tác viên có trách nhiệm bảo quản thẻ cộng tác viên. Nghiêm cấm việc dùng thẻ cộng tác viên vào mục đích tư lợi hoặc vào việc riêng. Cộng tác viên không được dùng thẻ cộng tác viên thay giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ tùy thân khác; không được cho người khác mượn thẻ cộng tác viên; khi mất thẻ cộng tác viên thì phải thông báo bằng văn bản ngay cho Giám đốc Trung tâm nơi ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.
3. Cộng tác viên vi phạm các quy định về việc sử dụng thẻ cộng tác viên, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì bị thu hồi thẻ, bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sụ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong quá trình sử dụng thẻ cộng tác viên pháp lý, cộng tác viên không được thực hiện các hành vi sau:
(1) Dùng thẻ cộng tác viên vào mục đích tư lợi hoặc vào việc riêng.
(2) Dùng thẻ cộng tác viên thay giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ tùy thân khác.
(3) Cho người khác mượn thẻ cộng tác viên
Tags:
thẻ cộng tác viên pháp lý cộng tác viên giám đốc trung tâm sở tư pháp trợ giúp pháp lý thẻ cộng tác viên pháp lý cộng tác viên pháp lý thẻ cộng tác viên-
Cộng tác viên trợ giúp pháp lý bao gồm những ai? Trình tự cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý?
Cập nhật 1 năm trước -
Hợp đồng trợ giúp pháp lý gồm những nội dung gì? Tải về mẫu hợp đồng trợ giúp pháp lý?
Cập nhật 1 năm trước -
Xin trợ giúp pháp lý có phải trả tiền hay không?
Cập nhật 1 năm trước -
Cử nhân luật có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý được không?
Cập nhật 1 năm trước -
Để trở thành người tập sự trợ giúp pháp lý thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Cập nhật 1 năm trước -
Trợ giúp viên pháp lý có bắt buộc phải có trình độ cử nhân luật trở lên hay không theo quy định hiện nay?
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước