Cử nhân luật có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý được không?
Cử nhân luật có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý được không? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý gồm những gì? – Nhật Hạ (Đà Nẵng)
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý. Vậy cử nhân luật có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý được không?
Cử nhân luật có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý được không? (Hình từ internet)
1. Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý
Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
- Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
Như vậy, cử nhân luật có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn còn lại.
(Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017)
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý bao gồm:
- Văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
- Lý lịch trích ngang của người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
- 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;
- Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, Bằng thạc sĩ luật hoặc Bằng tiến sĩ luật;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý; trường hợp được miễn tập sự trợ giúp pháp lý thì phải có bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự trợ giúp pháp lý;
- Giấy chứng nhận sức khỏe.
(Khoản 2 Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý 2017)
3. Thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý
- Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lập danh sách những người làm việc ở Trung tâm có đủ tiêu chuẩn tại mục 1 gửi Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Người đã bị miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý theo quy định tại các điểm a, c và e khoản 1 Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 được xem xét bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn của trợ giúp viên pháp lý quy định tại Luật này và lý do miễn nhiệm, thu hồi thẻ không còn.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(Khoản 1, 3, 4 Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý 2017)
4. Miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý
- Trợ giúp viên pháp lý bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Không còn đủ tiêu chuẩn làm trợ giúp viên pháp lý tại mục 1;
+ Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc;
+ Chuyển công tác khác hoặc thôi việc theo nguyện vọng;
+ Không thực hiện vụ việc tham gia tố tụng trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
+ Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo từ lần thứ 02 trở lên hoặc cách chức do thực hiện hành vi quy định tại điểm a, b, đ hoặc e khoản 1 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017;
+ Đang bị cấm hành nghề trong thời gian nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý đối với người thuộc một trong các trường hợp bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý.
- Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý bao gồm:
+ Văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh trợ giúp viên pháp lý thuộc một trong các trường hợp bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý.
(Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý 2017)
Tags:
trợ giúp viên pháp lý Cử nhân luật có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý trợ giúp pháp lý pháp lý-
Thu hồi thẻ cộng tác viên pháp lý trong trường hợp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Cộng tác viên trợ giúp pháp lý bao gồm những ai? Trình tự cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý?
Cập nhật 1 năm trước -
Hợp đồng trợ giúp pháp lý gồm những nội dung gì? Tải về mẫu hợp đồng trợ giúp pháp lý?
Cập nhật 1 năm trước -
Xin trợ giúp pháp lý có phải trả tiền hay không?
Cập nhật 1 năm trước -
Để trở thành người tập sự trợ giúp pháp lý thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Cập nhật 1 năm trước -
Trợ giúp viên pháp lý có bắt buộc phải có trình độ cử nhân luật trở lên hay không theo quy định hiện nay?
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước