Thẩm phán có phải tham gia đào tạo nghề luật sư nếu muốn được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư không?
Tôi có thắc mắc liên quan đến nghề luật sư. Cho tôi hỏi Thẩm phán có phải tham gia đào tạo nghề luật sư nếu muốn được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư không? Câu hỏi của chị Ngọc Hoa ở Bình Dương.
Thẩm phán có phải tham gia đào tạo nghề luật sư nếu muốn được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư?
Căn cứ Điều 13 Luật Luật sư 2006 quy định về người được miễn đào tạo nghề luật sư như sau:
“Người được miễn đào tạo nghề luật sư
1. Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
2. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
3. Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
4. Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.”
Theo quy định trên, Thẩm phán là một trong những người được miễn đào tạo nghề luật sư.
Do đó, Thẩm phán không cần phải tham gia đào tạo nghề luật sư thì vẫn được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư khi đáp ứng các điều kiện quy định.
Để được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư thì Thẩm phán có phải tham gia tập sự hành nghề luật sư không?
Theo Điều 16 Luật Luật sư 2006, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư như sau:
“Người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
1. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.
2. Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.
3. Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.”
Theo đó, Thẩm phán thuộc một trong những đối tượng được miễn tập sự hành nghề luật sư nên để được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư thì Thẩm phán không phải tham gia tập sự hành nghề luật sư.
Thẩm phán có phải tham gia đào tạo nghề luật sư nếu muốn được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với Thẩm phán gồm những tài liệu nào?
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 Luật Luật sư 2006, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 về hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư như sau:
“Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
1. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe;
d) Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật này.
2. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.
Hồ sơ gồm có:
a) Các giấy tờ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Giấy tờ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.
4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:
a) Không đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Không thường trú tại Việt Nam;
d) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích;
đ) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
g) Những người quy định tại điểm b khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.”
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với Thẩm phán gồm những tài liệu sau:
+ Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành.
+ Giấy chứng nhận sức khỏe.
+ Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật (trừ trường hợp người Thẩm phán này là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật).
+ Bản sao giấy tờ chứng minh là Thẩm phán (người được miễn tập sự hành nghề luật sư).
Tags:
nghề luật sư luật sư đào tạo nghề luật sư chứng chỉ hành nghề luật sư Thẩm phán Trần Thị Tuyết Vân-
Ngành Luật thi khối nào? Có bằng cử nhân luật được hành nghề luật sư chưa?
Cập nhật 3 tháng trước -
Người tập sự hành nghề luật sư có được bào chữa cho khách hàng không?
Cập nhật 4 tháng trước -
Báo cáo tập sự hành nghề luật sư quy định như thế nào?
Cập nhật 6 tháng trước -
Tuyển sinh Lớp đào tạo nghề luật sư khoá 26 lần 2 năm 2024 tại Hà Nội và TPHCM
Cập nhật 5 tháng trước -
Vai trò của nghề luật sư là gì? Có bao nhiêu Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề luật sư?
Cập nhật 7 tháng trước -
Thời gian đào tạo nghề luật sư năm 2024 là bao lâu? Những trường hợp nào được miễn đào tạo nghề luật sư?
Cập nhật 7 tháng trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước