Tết Trung thu 2023 người lao động có được nghỉ không?

(có 1 đánh giá)

Cho tôi hỏi: Theo quy định thì số ngày nghỉ phép năm của người lao động là bao nhiêu? Người lao động có được nghỉ việc vào dịp tết Trung thu năm nay không? Nếu không thì có thể xin nghỉ phép vào ngày này không? câu hỏi của chị M.T (Thanh Hoá).

Tết Trung thu 2023 người lao động có được nghỉ không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, tết trung thu năm 2023 sẽ rơi vào thứ Sáu, ngày 29/09/2023 dương lịch, không trùng với ngày lễ nào được nghỉ theo quy định. Do đó, người lao động sẽ không được nghỉ tết trung thu năm nay.

Tuy nhiên nếu có nhu cầu, người lao động có thể làm đơn xin nghỉ phép có hưởng lương nếu còn ngày nghỉ phép năm hoặc nghỉ không hưởng lương khi hết ngày nghỉ phép năm.

Tết Trung thu 2023 người lao động có được nghỉ không?

Tết Trung thu 2023 người lao động có được nghỉ không? (Hình từ Internet)

Số ngày nghỉ phép năm của người lao động được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:

Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Chiếu theo quy định này, khi người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Mẫu đơn xin nghỉ phép năm là mẫu nào?

Hiện nay chưa có quy định chính thức về mẫu đơn xin nghỉ phép năm áp dụng với người lao động, tuy nhiên bạn đọc có thể tham khảo mẫu dưới đây:

https://lh5.googleusercontent.com/254GDnt70RLlGHJp56Ys0iOp3HssO4nDQFnRljZn1T8ySkWET69LfBYrNRnpdEmcpmk97mc-mXdfhR6WY55Wk9tmkiylGS38oDCNd-n2VqwKYug6XvIwPNe9p2D3hk6XtgTK9yywPs5djxP68ebdsnE

Tải mẫu đơn xin nghỉ phép năm mới nhất tại đây: Tải về

Lưu ý khi điền thông tin trong đơn xin nghỉ phép như sau:

[1] Ghi cụ thể tên của Công ty mà người lao động xin nghỉ phép năm đang làm việc.

[2] Ghi cụ thể tên của Công ty mà người lao động xin nghỉ phép năm đang làm việc.

[3] Ghi đầy đủ họ và tên của người lao động xin nghỉ phép năm.

[4] Ghi ngày, tháng, năm sinh của người lao động xin nghỉ phép năm.

[5] Ghi số điện thoại liên hệ của người lao động xin nghỉ phép năm.

[6] Ghi thông tin vị trí làm việc hiện tại của người lao động xin nghỉ phép năm (Tổ/Phòng/Ban/Nhóm).

[7] Ghi tên của Công ty.

[8] Ghi thời gian người lao động muốn xin nghỉ phép.

[9] Ghi cụ thể số ngày người lao động xin nghỉ phép (Xem chi tiết số ngày phép năm mà người lao động nghỉ có hưởng lương tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019).

[10] Ghi lý do nghỉ phép (như là: Chăm sóc con ốm đau, đi du lịch, đi làm giấy tờ tùy thân,…).

[11] Ghi đầy đủ họ và tên của người nhận bàn giao công việc.

Lưu ý: Trường hợp vì đặc thù công việc (như cần bảo mật thông tin) nên không thể bàn giao cho người khác thì ghi rõ “Vì tính chất đặc thù của công việc nên không bàn giao”.

[12] Ghi thông tin vị trí làm việc hiện tại của người nhận bàn giao công việc (Tổ/Phòng/Ban/Nhóm).

[13] Điền tên của Công ty.

[14] Ghi tên của người nhận bàn giao công việc.

[15] Ghi cụ thể người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin nghỉ phép năm của Công ty.

(có 1 đánh giá)
Theo Phạm Thị Xuân Hương
2.723 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm ngành Luật
Click vào đây để xem danh sách Việc làm ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm ngành Luật