Sống thử có “thích thật” dưới góc nhìn pháp luật
Vấn đề sống thử ở giới trẻ vẫn luôn là đề tài nóng của xã hội. Người ta bàn tán ra rả về việc có nên hay không chấp nhận chuyện sống thử. Hay giá trị đạo đức có bị xói mòn vì hành động thực dụng trên? Nhưng hôm nay chúng tôi sẽ bóc tách câu chuyện sống thử và hệ lụy của nó dưới góc nhìn pháp luật.
Cùng lướt nhanh để biết Sống thử là gì?
Sống thử trước hôn nhân là tình trạng mà các cặp đôi có tình cảm với nhau về sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Việc sống thử xuất hiện phổ biến nhất ở giới trẻ đặc biệt là các bạn sinh viên.
Nhiều người cho rằng đây chính xác là một phép thử trước hôn nhân. Việc sống thử sẽ biết được phần nào tính cách bạn đời sau này của mình. Sau một thời gian chung sống, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân chính thức, sẽ đăng ký kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay nhau, mà không có bất cứ sự ràng buộc nào của luật pháp. Tuy nhiên bởi vì không có ràng buộc nên sống thử cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro đơn cử như là:
Bạn sẽ không được bảo vệ khi có sự xuất hiện của “Tuesday” “Trà xanh”
Mấy cái thuật ngữ này thì giới trẻ còn xa lạ gì nữa phải không? Ý chỉ người thứ 3 xuất hiện trong cuộc tình này đó. Luật hôn nhân gia đình thì có quy định vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu chung thủy với nhau nếu vi phạm nguyên tắc chung thủy thì người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Thế nên ít nhiều thì mấy cái “tổ hợp Tuesday còn bị pháp luật vào cuộc chấn chỉnh”. Tuy nhiên sống thử thì không có quan hệ hôn nhân nên không được pháp luật ràng buộc tức là trên danh nghĩa bạn đang độc thân và người yêu của bạn cũng thế. Mà người độc thân thì có qua lại với cả chục cô cũng chả sao ý chứ. Đừng vội tin vào những câu nói lại loại “anh chỉ yêu em, mãi yêu mình em cho đến khi cô ấy xuất hiện.” Đùa thế thôi, tóm lại là ừ thì bạn không có cái quyền được gọi là “vợ/chồng” và được pháp luật hôn nhân bảo vệ đấy.
Thủ tục khai sinh cho con sẽ gặp rắc rối
Tình trạng sống thử được nâng cấp lên một tầm cao mới đó là “có với nhau một mụn con” nhưng vẫn không đăng ký kết hôn thế nên là thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con sẽ gặp khó khăn bởi vì: một trong những điều kiện cần để làm giấy khai sinh chính là giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ. Trường hợp sống thử không có hôn thú thì căn cứ mọi thông tin của con sẽ được lấy theo mẹ quy định tại khoản 2 điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cụ thể:
“Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.”
Tóm lại khi cặp đôi sống vs nhau mà không đăng ký kết hôn đứa trẻ sẽ mang họ mẹ. Còn nếu trường hợp người bố muốn nhận con phải cung cấp chứng cứ chứng minh được quan hệ bố con: như kết quả giám định AND từ đó mới xác định quan hệ được.
“Đổ máu” về việc phân chia tài sản
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hẳn một điều luật về việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Cụ thể:
Tài sản của các cặp đôi có quan tình cảm chung sống với nhau nhưng không phải vợ chồng được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nghe đến chữ tài sản được giải quyết theo thỏa thuận thì mình cũng đã có thể tượng tượng ra 77-49 kiểu tranh chấp bởi vì tài sản rất khó phân chia và không có hôn thú nên mọi nghĩa vụ về tài sản phát sinh trong thời kỳ này sẽ trở nên khá rắc rối.
Chưa kể có những tài sản đăng ký sử hữu như nhà cửa, xe cộ, chỉ mang tên một người. Vì vậy nếu muốn được phân chia tài sản đó phải có căn cứ chứng minh công sức mình cùng tạo dựng nên tài sản đó. Việc chứng minh này thì “bắt thang lên hỏi ông trời…” hazzz, thôi thì lúc chuyển khoản tiền cho người ta mua nhà mua xe chỉ ghi nội dung: “yêu vợ” yêu chồng” kèm dăm 300 triệu, 1 tỉ đến lúc chủ sở hữu là người ta thì coi như đời mình mất trắng nhé.
Gánh nặng kinh tế vì không được cấp dưỡng nuôi con
Việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con sau khi chia tay rất khó khăn bởi vì bạn sẽ gặp vài thành phần Sở Khanh như: Anh hết yêu em rồi, Là anh kêu em bỏ nó – em giữ thì tự đi mà nuôi hay mạnh dạn và quyết đoán hơn là tuyên bố: Tôi không có tiền phụ cấp cho con.
Thế nên việc mà để một người không có quan hệ vợ/ chồng trên giấy tờ chia sẻ khoản phụ cấp nuôi con là rất khó khăn. Phần này thuộc về phạm trù tình người và đạo đức. Và vấn đề này pháp luật không thể can thiệp đòi lại quyền lợi cho bạn được bởi ngay từ đầu trên giấy khai sinh của con chỉ có tên mẹ nên người mẹ hiển nhiên không có căn cứ pháp lý để yêu cầu bố đứa bé cấp dưỡng.
Tóm lại, cái vấn đề sống thử có nói dài nói dai cãi nhau ỏm tỏi đầu trên xóm dưới rằng có nên mở lòng chung sống trước hôn nhân không thì tôi không bàn tới. Tôi chỉ gửi quý vị 04 hệ lụy “to đùng” dưới góc nhìn pháp luật mà việc sống thử có thể mang lại. Mong là nó hữu ích với mọi người
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 16 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 16 ngày trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 16 ngày trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 18 ngày trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 18 ngày trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 20 ngày trước