Sinh viên thực tập nên biết lúc nào cần hỏi khi đi làm
Mỗi khi đi thực tập người hướng dẫn thường dặn các bạn sinh viên rằng: Không biết chỗ nào thì hỏi anh/chị nhé. Việc chủ động trong công việc, học hỏi từ các anh chị nhân viên chính thức là điều các bạn sinh viên nên làm. Thế nhưng không ít bạn lại gặp khó khăn trong vấn đề này hay cảm giác mình đang làm phiền người ta. Vậy cần phải làm sao tinh ý trong cách nhờ người khác hướng dẫn học việc.
Nên trang bị trước kỹ năng nền
Có thể các bạn sẽ nghĩ bản thân còn chưa đi làm lần nào làm sao trang bị trước kỹ năng nền được. Các kỹ năng đơn giản và cơ bản như việc mở, tháo lắp máy tính phòng trường hợp phòng chuẩn bị máy cho bạn có trục trặc. Biết thao tác word, excel và sử dụng công cụ trên này. Bạn đã học và có bằng tin học rồi mà đúng không. Các kỹ năng cơ bản như photo, scan,… có lẽ đây chính là công việc mà bạn sẽ phải làm thường xuyên nhất.
Học những kỹ năng này ở đâu thì xin mời hỏi chị Google nhé. Vì sao mình lại đề cập đến vấn đề này. Khi đi thực tập bạn sẽ bỡ ngỡ và khi chuẩn bị trước tâm lý bạn đỡ sợ và cảm thấy bản thân mình được việc hơn cũng không cần quá phiền đến người hướng dẫn vì những chuyện nhỏ nhặt.
Sinh viên thực tập nên biết lúc nào cần hỏi khi đi làm (Hình từ internet)
Không phải lúc nào thắc mắc cũng hỏi vô tội vạ
Mặc dù người hướng dẫn đã dặn bạn là: “Cái nào không biết thì hỏi nhé em” tuy nhiên điều này không có nghĩa là 5 phút bạn hỏi một câu vì họ còn công việc chính chứ không chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn bạn. Có một tips là khi làm việc gì đó hãy bao quát hết các quá trình cần làm để hoàn thành sau đó có vướng mắt thì gom hết câu hỏi để hỏi một lúc, đừng hỏi rời rạc, lắt nhắt. Bạn cứ thử nghĩ xem khi bạn đang tập trung hoàn thành công việc thì cứ chút chút lại phải dừng việc của mình để giải quyết, hướng dẫn cho người khác thì mạch công việc sẽ bị đứt quãng. Một, hai lần còn bỏ qua chứ 5-6-7 lần thì mình không dám chắc là người ta còn đủ kiên nhẫn.
Đặt câu hỏi sao cho phù hợp
Khi thắc mắc bạn phải chú ý thứ bạn cần là giải pháp, cách làm. Thế nên đừng hỏi: “anh/chị ơi, em làm cái nào như thế nào ạ/ này làm sao ạ?” mà hãy hỏi “Anh/chị ơi em làm như thế này có đúng không ạ/ có được không?” Câu chuyện lúc này đã khác thay vì người ta phải chỉ cho bạn từ đầu đến cuối quy trình thì nếu phương án của bạn đúng họ chỉ cần trả nời “yes, no”. Còn nếu phương án bạn đưa ra chưa phù hợp bạn sẽ được sửa đổi. Khi đó giá trị nhân viên của bạn sẽ nâng tầm vì ít ra bạn cũng chịu khó nghiên cứu tìm tòi. Theo mình nhân viên khi hỏi, thắc mắc thì trước hết hãy cứ đưa ra giải pháp, ý kiến của bản thân để giải quyết vấn đề, việc của người hướng dẫn là chọn và quyết định.
Hi vọng một số chia sẻ trên sẽ giúp bạn phần nào trong quá trình thực tập. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!
-
Sinh viên không đi thực tập có sao không? Những lưu ý khi đi thực tập
Cập nhật 5 tháng trước -
Thời gian làm thêm của sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần theo Dự thảo Luật Việc làm?
Cập nhật 5 tháng trước -
Cách lập kế hoạch học tập và rèn luyện cho sinh viên
Cập nhật 3 tháng trước -
Công việc part time là gì? Sinh viên làm thêm công việc part time có phải ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 3 tháng trước -
Cách trang bị kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên
Cập nhật 1 năm trước -
Những kỹ năng sinh viên cần có trước khi ra trường
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước