Thời gian làm thêm của sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần theo Dự thảo Luật Việc làm?

(có 1 đánh giá)

Thời gian làm thêm của sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần theo Dự thảo Luật Việc làm? Mỗi tiếng làm việc được nhận ít nhất bao nhiêu tiền? Nhà nước có những chính sách nào nhằm hỗ trợ việc làm cho thanh niên?

Thời gian làm thêm của sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần? Lương của sinh viên được tính ra sao?

Thời gian làm thêm của sinh viên được quy định tại Điều 27 Dự thảo Luật Việc làm, cụ thể như sau:

Việc làm không trọn thời gian của học sinh, sinh viên

1. Người lao động là học sinh, sinh viên đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật này được làm việc nhưng không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học và phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động.

2. Tiền lương của học sinh, sinh viên được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng không được mức thấp hơn lương tối thiểu theo giờ .

3. Người lao động là học sinh, sinh viên khi làm việc bán thời gian có trách nhiệm thông báo cho cơ sở giáo dục đào tạo.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sử dụng lao động là học sinh, sinh viên tuân theo quy định pháp luật về lao động.

5. Cơ sở giáo dục đào tạo có trách nhiệm theo dõi, hỗ trợ người lao động là học sinh, sinh viên trong quá trình làm việc sau khi người lao động là học sinh, sinh viên đã thông báo về tình trạng việc làm.

Như vậy, theo dự thảo này thì người lao động là sinh viên đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động thì được làm việc nhưng không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học và phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động.

Cũng theo quy định này thì tiền lương mà sinh viên nhận được sẽ dựa trên sự thỏa thuận giữa sinh viên và bên thuê lao động nhưng không được thấp hơn lương tối thiểu theo giờ.

Lương theo giờ của sinh viên khi làm thêm là bao nhiêu một tiếng?

Như đã đề cập ở trên, lương của sinh viên làm thêm sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa sinh viên và bên thuê lao động. Tuy nhiên sẽ không được thấp hơn lương tối thiểu giờ được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng
(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ
(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

Như vậy, mức lương tối thiểu theo giờ khi sinh viên làm thêm tối thiểu sẽ bằng các mức sau:

- Vùng 1: có mức lương tối thiểu giờ là 23.800 đồng/giờ;

- Vùng 2: có mức lương tối thiểu giờ là 21.200 đồng/giờ;

- Vùng 3: có mức lương tối thiểu giờ là 18.600 đồng/giờ;

- Vùng 4: có mức lương tối thiểu giờ là 16.600 đồng/giờ.

Thời gian làm thêm của sinh viên theo Dự thảo Luật Việc làm?

Thời gian làm thêm của sinh viên theo Dự thảo Luật Việc làm? (Hình từ Internet)

Nhà nước có những chính sách nào nhằm tạo việc làm cho thanh niên?

Chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên được quy định tại Điều 24 Dự thảo Luật Việc làm như sau:

Chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên

1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm.

2. Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây:

a) Tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm; tư vấn chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, đào tạo nghề qua Trung tâm dịch vụ việc làm;

b) Giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động qua Trung tâm dịch vụ việc làm;

c) Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng;

d) Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp;

đ) Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm theo quy định tại Mục 2 và Mục 3 Chương này.

3. Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho các đối tượng quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

4. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Như vậy, nhà nước có những chính sách sau nhằm tạo việc làm cho thanh niên:

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm.

- Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây:

+ Tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm; tư vấn chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, đào tạo nghề qua Trung tâm dịch vụ việc làm;

+ Giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động qua Trung tâm dịch vụ việc làm;

+ Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng;

+ Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp;

+ Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm theo quy định tại Mục 2 và Mục 3 Chương này.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho các đối tượng quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

(có 1 đánh giá)
Theo Phạm Thị Xuân Hương
2.390