Quy định xử lý kỷ luật sa thải
Rất nhiều trường hợp NLĐ nhận xử lý kỷ luật của NLĐ nhưng vẫn hoang mang vì không biết mình nhận xử lý như vậy có đúng quy định pháp luật hay không? Khi bị sa thải NLĐ có được trả lương hay không. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp thắc mắc của NLĐ về vấn đề trên.
Theo khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP, việc xử lý kỷ luật sa thải phải được tiến hành qua 04 bước:
Bước 1: Xác nhận hành vi vi phạm
Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi, người sử dụng lao động lập biên bản vi phạm, thông báo đến tổ chức công đoàn cơ sở; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật nếu người lao động là người dưới 18 tuổi.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm sau thời điểm hành vi đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì tiến hành tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động.
Bước 2: Tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động
Trước khi diễn ra cuộc họp, người sử dụng lao động phải thông báo nội dung, thời gian, địa điểm họp tới Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người lao động có hành vi vi phạm và cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật nếu người lao động là người dưới 18 tuổi.
Cuộc họp sẽ được diễn ra khi có đủ các thành phần hoặc một trong các thành phần được thông báo không xác nhận dự họp hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp.
Cuộc họp phải lập thành biên bản có đầy đủ chữ ký và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Nếu một trong các thành viên đã tham dự không ký vào biên bản thì ghi rõ lý do.
Bước 3: Ban hành quyết định xử lý kỷ luật
Để quyết định xử lý kỷ luật lao động có giá trị pháp lý thì phải đảm bảo được ban hành bởi người có thẩm quyền và đúng thời hạn.
Về người ký ban hành quyết định: Là người giao kết hợp đồng lao động.
Về thời gian ban hành: Trong vòng 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; nếu là hành vi liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, bí mật kinh doanh, công nghệ thì là 12 tháng.
Bước 4: Thông báo công khai quyết định xử lý kỷ luật
Quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi đến người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Việc xử lý kỷ luật sa thải đồng nghĩa với việc NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng với NLĐ. Theo BLLĐ hiện hành NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải có những trách nhiệm sau:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận, trả lại sổ bảo hiểm xã hội kèm những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Như vậy dù là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo hình thức nào kể cả sa thải thì người sử dụng lao động cũng phải có những trách nhiệm để đảm bảo quy định & quyền lợi cho người lao động.
Theo đó, người lao động sẽ được trả lương những ngày họ đã làm việc, cụ thể là những ngày làm việc trước đó chưa được trả lương theo thực tế người lao động nghỉ việc.
-
NLĐ được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?
Cập nhật 2 năm trước -
Công đoàn dừng hỗ trợ F0, vậy NLĐ mắc COVID-19 nhận được quyền lợi gì?
Cập nhật 2 năm trước -
Lương Gross là gì? Người lao động có nên deal mức lương gross?
Cập nhật 2 năm trước -
Quy định thời gian thử việc chi tiết
Cập nhật 3 năm trước -
14 Trường hợp Người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương
Cập nhật 3 năm trước -
07 Điểm mới đáng lưu ý trong Bộ luật lao động 2019 mà NLĐ cần nắm rõ
Cập nhật 3 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước