Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết? Hợp đồng khoán việc là gì? Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất hiện nay?
- Hợp đồng khoán việc là gì?
- Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất hiện nay?
- Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
- (1) Trường hợp nào nên ký hợp đồng khoán việc?
- (2) Ký hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?
- (3) Trách nhiệm khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân giao kết hợp đồng khoán việc như thế nào?
- (4) So sánh hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động
Hợp đồng khoán việc là gì?
Hợp đồng khoán việc là một loại hợp đồng lao động đặc biệt, trong đó người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về việc giao khoán một công việc cụ thể, với một kết quả công việc xác định và mức thù lao tương ứng.
Đặc điểm chính của hợp đồng khoán việc:
- Tập trung vào kết quả công việc cụ thể thay vì thời gian làm việc
- Người lao động được chủ động về thời gian và cách thức thực hiện công việc
- Tiền công thường được trả theo sản phẩm hoàn thành, không phải theo thời gian
- Thời hạn thực hiện công việc thường được xác định rõ
- Người lao động tự chịu trách nhiệm về phương tiện và công cụ làm việc
Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất hiện nay?
Hiện nay Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật liên quan không có quy định về Mẫu hợp đồng khoán việc. Tuy nhiên, có thể tham khảo mẫu hợp đồng giao khoán dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng khoán việc
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết? (Hình từ Internet)
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Hiện nay, có 02 loại hợp đồng khoán việc:
- Hợp đồng khoán việc toàn bộ là hợp đồng, trong đó, bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc. Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.
- Hợp đồng khoán việc từng phần là hợp đồng mà trong đó, người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.
(1) Trường hợp nào nên ký hợp đồng khoán việc?
Hợp đồng khoán việc thường được các doanh nghiệp lựa chọn ký với các cá nhân trong trường hợp thực hiện các công việc mang tính chất thời vụ, ngắn hạn, công việc không thường xuyên, cố định mà chỉ mang tính nhất thời.
Trong khi đó, đối với những công việc mang tính chất ổn định và lâu dài thì doanh nghiệp cần ký hợp đồng lao động đối với người lao động theo một trong trong 02 loại sau:
- Hợp đồng lao động có thời hạn: Thời hạn do các bên tự thỏa thuận nhưng tối đa không quá 03 năm.
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng này mà các bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
(2) Ký hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, do đó, trong trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc ( không phải hợp đồng lao động) thì các bên không phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách ký kết hợp đồng khoán việc với người lao động để tránh không phải đóng BHXH, BHYT, tuy nhiên, cần phải xem xét bản chất công việc để ký kết hợp đồng phù hợp, tránh xảy ra tình trạng ký kết hợp đồng sai quy định, dẫn đến xử phạt hành chính.
(3) Trách nhiệm khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân giao kết hợp đồng khoán việc như thế nào?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân giao kết hợp đồng khoán có trách nhiệm phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công từ việc thực hiện hợp đồng giao khoán đó
Doanh nghiệp giao khoán có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người nhận khoán và phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho các cá nhân này. Trường hợp cá nhân nhận khoán ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thì doanh nghiệp giao khoán không phải cấp chứng từ khấu trừ.
(4) So sánh hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động
Tiêu chí | Hợp đồng khoán việc | Hợp đồng lao động |
Luật Điều chỉnh | Hợp đồng khoán việc được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự | Hợp đồng lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động |
Tính chất công việc thỏa thuận trong hợp đồng | Mang tính thời vụ, ngắn hạn, không ổn định | Mang tính ổn định, lâu dài. |
Sự quản lý trong việc thực hiện công việc | Bên nhận khoán việc chủ động thực hiện công việc miễn sao đảm bảo yêu cầu và thời hạn bàn giao kết quả công việc cho bên khoán việc | Người lao động làm việc dưới sự chỉ đạo, giám sát của người sử dụng lao động. |
Chi phí | Bên khoán việc có thể phải trả toàn bộ chi phí để hoàn thành công việc bao gồm cả chi phí nguyên, vật liệu, chi phí nhân công, chi phí công cụ, dụng cụ lao động có liên quan để hoàn thành công việc và lợi nhuận từ việc nhận khoán. | Người sử dụng lao động chỉ phải trả tiền công, tiền lương cho người lao động thực hiện công việc theo thỏa thuận. |
Trả lương | Thù lao thường được trả theo sản phẩm hoặc kết quả công việc | Lương được trả định kỳ, có các khoản phụ cấp |
Quản lý và giám sát | Người nhận khoán tự chủ trong việc thực hiện công việc | Người lao động chịu sự quản lý trực tiếp của người sử dụng lao động |
Tags:
hợp đồng khoán việc Quy định về hợp đồng khoán việc lưu ý khi ký kết Hợp đồng khoán việc là gì Mẫu hợp đồng khoán việc-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước