Quá trình trở thành Luật sư tại Việt Nam
Quá trình trở thành luật sư tại Việt Nam gồm những bước nào và cần những loại giấy tờ gì?
- Luật sư là ai?
- Tiêu chuẩn luật sư và điều kiện hành nghề luật sư
- (1) Tiêu chuẩn luật sư
- (2) Điều kiện hành nghề luật sư
- Quá trình trở thành luật sư tại Việt Nam
- (1) Bước 1: Học đại học ngành luật
- (2) Bước 2: Học lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư
- (3) Bước 3: Tập sự luật sư tại các văn phòng luật sư, công ty luật
- (4) Bước 4: Kiểm tra kết thúc tập sự
- (5) Bước 5: Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
- (6) Bước 6: Gia nhập đoàn luật sư để được cấp thẻ luật sư
Luật sư được xem là một trong những ngành nghề "hot" hiện nay, nhưng con đường để trở thành luật sư tại Việt Nam không hề dễ dàng.
Quá trình trở thành luật sư tại Việt Nam (Hình từ Internet)
Luật sư là ai?
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012), thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Trong đó, dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.
Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Tiêu chuẩn luật sư và điều kiện hành nghề luật sư
(1) Tiêu chuẩn luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
(2) Điều kiện hành nghề luật sư
Người có đủ tiêu chuẩn luật sư nêu trên muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
Quá trình trở thành luật sư tại Việt Nam
Con đường trở thành luật sư không hề dễ dàng và mất rất nhiều thời gian. Dưới đây là quá trình để một người trở thành luật sư tại Việt Nam:
(1) Bước 1: Học đại học ngành luật
Có bằng cử nhân luật là một trong những điều kiện tiên quyết nếu bạn muốn trở thành luật sư. Theo đó, để có bằng cử nhân luật, bạn phải học đại học ngành luật tại các trường đại học luật hoặc khoa luật của các trường đại học khác trên cả nước, sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân luật.
(2) Bước 2: Học lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư
Sau khi có bằng cử nhân luật, nếu bạn muốn làm luật sư thì bạn nhất định phải phải đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề luật sư với thời gian là 12 tháng. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
Hiện tại, Học viện Tư pháp đang là cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo luật sư. Học viện Tư pháp hiện có cơ sở ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Học viện Tư pháp còn liên kết với nhiều tỉnh thành trong cả nước để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học.
(3) Bước 3: Tập sự luật sư tại các văn phòng luật sư, công ty luật
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư, bạn phải tiếp tục đăng ký tham gia tập sự luật sư tại văn phòng luật sư, công ty luật. Thời gian tập sự là 12 tháng, trừ một số trường được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật luật sư.
(4) Bước 4: Kiểm tra kết thúc tập sự
Sau khi tập sự xong, bạn phải tham gia dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư do Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức. Sau khi đạt yêu cầu thì bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Thông thường, việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư sẽ gồm 2 phần thi viết và thi thực hành. Nội dung thi gồm các kỹ năng tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật; pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam…
(5) Bước 5: Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
Sau khi đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, bạn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư để chuyển cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Chứng chỉ cho bạn.
Hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy chứng nhận sức khỏe;
- Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
- Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ là người quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư hay không.
(6) Bước 6: Gia nhập đoàn luật sư để được cấp thẻ luật sư
Sau khi được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, bạn phải gia nhập một Đoàn luật sư do mình lựa chọn để hành nghề luật sư. Theo đó, bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư bao gồm các loại giấy tờ sau đây gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư bạn muốn gia nhập:
- Giấy đăng ký gia nhập Đoàn luật sư;
- Sơ yếu lý lịch;
- Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ.
Sau khi gia nhập Đoàn luật sư, bạn sẽ được cấp Thẻ luật sư và danh chính ngôn thuận hành nghề luật sư
Tags:
luật sư Quá trình trở thành luật sư tại Việt Nam Tiêu chuẩn luật sư điều kiện hành nghề luật sư Luật sư là ai-
Văn phòng luật sư là gì? Văn phòng luật sư hoạt động theo mô hình gì?
Cập nhật 2 tháng trước -
Luật sư có bao nhiêu loại? Luật sư gồm những ai?
Cập nhật 2 tháng trước -
Luật sư xúc phạm người tiến hành tố tụng từ ngày 15/11/2024 thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Cập nhật 2 tháng trước -
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 2 tháng trước -
Luật sư có quyền hạn gì? Phạm vi hành nghề luật sư được quy định như thế nào?
Cập nhật 3 tháng trước -
Ai có quyền thu hồi thẻ Luật sư?
Cập nhật 3 tháng trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 10 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước