Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ như thế nào?
Nhãn hiệu, thương hiệu là gì? Nhãn hiệu được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện gì? Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành? Câu hỏi của anh C.Q (Đà Nẵng).
Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu (Hình từ Internet)
Nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện gì?
Nhãn hiệu được giải thích tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Một vài loại nhãn hiệu cụ thể được quy định tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, được sửa đổi bởi điểm c khoản 1, khoản 83 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:
- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ được quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi điểm a khoản 21 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Thương hiệu là gì?
Thực tế, thuật ngữ “thương hiệu” chỉ được sử dụng nhiều trên báo chí, truyền thông,… còn trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì không có quy định cụ thể khái niệm về thương hiệu.
Tuy nhiên, có thể hiểu thương hiệu là một ký tự, một cái tên, thuật ngữ hoặc bất kỳ dấu hiệu, đặc điểm nào để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của người bán này với những người bán khác, để mọi người nhận diện về công ty, sản phẩm hoặc một cá nhân nào đó.
Thương hiệu được xem là tài sản vô hình của doanh nghiệp hoặc cá nhân. Thương hiệu có vai trò rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đứng vững và tồn tại trên thị trường.
Để phân loại thương hiệu, có thể chia thành 02 loại sau:
- Thương hiệu Doanh nghiệp: Có thể kể đến như Công ty Unilever; Tập đoàn Viettel; Tập đoàn Vingroup;...
- Thương hiệu sản phẩm, dịch vụ: Ví dụ như:
+ Công ty Unilever có các thương hiệu sản phẩm nổi tiếng:
++ Dầu gội Sunsilk, Clear;
++ Sữa tắm Dove;
++ Kem đánh răng P/s, Closeup,…
+ Tập đoàn VinGroup thì có hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như:
++ VinMart (hệ thống chuỗi siêu thị sạch & an toàn);
++ VinFast (thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam);...
Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành?
Tiêu chí | Nhãn hiệu | Thương hiệu |
Đăng ký bảo hộ | Được pháp luật bảo hộ. Đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực tại thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định tại Mục 4 Chương VII Luật Sở hữu trí tuệ 2005. | Không được pháp luật bảo hộ. Do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển. Là tài sản vô hình của doanh nghiệp hoặc cá nhân. |
Dấu hiệu nhận biết | Có các dấu hiệu nhận biết và nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh… | Không có dấu hiệu nhận biết cụ thể. Hình thành trong nhận thức của người tiêu dùng. |
Thời hạn | Thời hạn bảo hộ là 10 năm. Chủ sở hữu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm. | Tồn tại lâu dài và không xác định được thời gian tồn tại cụ thể. |
Ý nghĩa | Dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau | Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó. |
Như vậy, việc phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hànhcó thể xem bảng trên.
-
Trí tuệ là gì? Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ gồm những đối tượng nào?
Cập nhật 5 tháng trước -
Chuyên viên cao cấp về sở hữu trí tuệ phải đáp ứng yêu cầu gì về năng lực?
Cập nhật 5 tháng trước -
Nhiệm vụ của Chuyên viên về sở hữu trí tuệ được quy định ra sao?
Cập nhật 6 tháng trước -
Nhãn hiệu nổi tiếng chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì có được bảo hộ theo pháp luật không?
Cập nhật 10 tháng trước -
Đối tượng được quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? Hồ sơ đăng ký bảo hộ mới nhất 2024?
Cập nhật 10 tháng trước -
Quy trình đăng ký quyền tác giả
Cập nhật 3 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước