Mức lương Thư ký Tòa án sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024?

(có 1 đánh giá)

Mức lương Thư ký Tòa án sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024? Ngạch Thư ký Tòa án được phân loại thế nào? Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Thư ký Tòa án được quy định ra sao?

Mức lương Thư ký Tòa án sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024?

Mức lương Thư ký Tòa án sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024? (Hình từ Internet)

Mức lương Thư ký Tòa án sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024?

Theo Thông tư 07/2024/TT-BNV thì tiền lương Thư ký Toà án được tính bằng công thức sau:

Lương Thư ký Toà án

=

2.340.000 đồng/tháng

x

Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó:

Căn cứ theo Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 quy định như sau:

1. Đối tượng áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành toà án, ngành kiểm sát như sau:

- Loại A3 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên cao cấp: Kiểm sát viên Viện KSNDTC, Kiểm tra viên cao cấp, điều tra viên cao cấp

- Loại A2 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm tra viên chính: Kiểm sát viên Viện KSND cấp tỉnh, kiểm tra viên chính, điều tra viên trung cấp.

- Loại A1 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án: Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện, kiểm tra viên, điều tra viên sơ cấp.

Theo đó, Thư ký Toà án được áp dụng theo hệ số lương của công chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.

Như vậy, từ ngày 01/07/2024, mức lương của Thư ký Tòa án được nhận xác định theo bảng sau:

Thư ký Tòa án

Hệ số lương

Mức lương
(đồng/tháng)

Bậc 1

2,34

5.475.600

Bậc 2

2,67

6.247.800

Bậc 3

3,00

7.020.000

Bậc 4

3,33

7.792.200

Bậc 5

3,66

8.564.400

Bậc 6

3,99

9.336.600

Bậc 7

4,32

10.108.800

Bậc 8

4,65

10.881.000

Bậc 9

4,98

11.653.200

* Mức lương trên chưa bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.

Hiện nay có tất cả bao nhiêu ngạch Thư ký Tòa án?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 1 Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của các ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, gồm:

a) Các ngạch Thẩm tra viên: Thẩm tra viên cao cấp; Thẩm tra viên chính; Thẩm tra viên;

b) Các ngạch Thư ký Tòa án: Thư ký viên cao cấp; Thư ký viên chính; Thư ký viên.

2. Quy định này quy định về điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, gồm:

a) Thi nâng ngạch Thẩm tra viên: từ Thẩm tra viên lên Thẩm tra viên chính; từ Thẩm tra viên chính lên Thẩm tra viên cao cấp;

b) Thi nâng ngạch Thư ký Tòa án: từ cán sự, nhân viên lên Thư ký viên; từ Thư ký viên lên Thư ký viên chính; từ Thư ký viên chính lên Thư ký viên cao cấp.

3. Quy định này không điều chỉnh đối với việc chuyển ngạch từ chuyên viên và tương đương sang các ngạch Thư ký Tòa án; từ các ngạch Thư ký Tòa án sang các ngạch Thẩm tra viên. Việc chuyển ngạch được căn cứ vào nhu cầu công tác, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch, điều kiện chuyển ngạch, vị trí việc làm và phù hợp với cơ cấu ngạch công chức theo quy định.

Như vậy, hiện nay có các ngạch Thư ký Tòa án như sau:

- Thư ký viên cao cấp;

- Thư ký viên chính;

- Thư ký viên.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Thư ký Tòa án được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5, Điều 6, Điều 7 Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Thư ký Tòa án như sau:

(i) Thư ký viên cao cấp

- Nắm vững và am hiểu sâu sắc hệ thống các quy định của pháp luật về nghiệp vụ Thư ký phiên tòa, quy trình tố tụng, các nhiệm vụ hành chính, tư pháp;

- Có năng lực đề xuất, tham mưu, chủ trì xây dựng các quy trình nghiệp vụ Thư ký Tòa án gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Tòa án nhân dân để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

- Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất được các phương pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc phạm vi chuyên môn nghiệp vụ được giao;

- Thành thạo và làm chủ các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn được giao;

- Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực thi công vụ theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;

- Có năng lực thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.

(ii) Thư ký viên chính

- Nắm vững và am hiểu hệ thống các quy định của pháp luật về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, quy trình tố tụng, các nhiệm vụ hành chính, tư pháp;

- Có năng lực tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ Thư ký Tòa án gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Tòa án nhân dân để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

- Thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản tố tụng theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền;

- Có năng lực phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai công việc theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;

- Có năng lực thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.

(iii) Thư ký viên

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

- Nắm vững các kiến thức cơ bản theo quy định của pháp luật về nghiệp vụ Thư ký phiên tòa, quy trình tố tụng và các nhiệm vụ hành chính, tư pháp;

- Có kỹ năng soạn thảo văn bản tố tụng theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền;

- Chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với đồng nghiệp để triển khai nhiệm vụ chuyên môn được giao bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;

- Có năng lực thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.

(có 1 đánh giá)
Theo Phạm Thị Xuân Hương
2.758 
Click vào đây để xem danh sách Xem thêm tin về Lương cơ sở hoặc nhận thông báo thường xuyên về Xem thêm tin về Lương cơ sở
Click vào đây để xem danh sách Xem thêm tin về Lương cơ sở hoặc nhận thông báo thường xuyên về Xem thêm tin về Lương cơ sở