CV ngành Luật và những nội dung quan trọng cần có
CV là thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với các bạn sinh viên tìm việc làm. Mọi người thường nghĩ tốt nghiệp ngành Luật sẽ làm những nghề đặc thù trong cơ quan nhà nước nhưng thật chất sinh viên có rất nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp với cơ hội rộng mở. Để tìm cho mình một công việc phù hợp thì CV là trợ thủ rất quan trọng giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ ứng viên hơn. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những nội dung quan trọng cần có trong CV xin việc ngành Luật.
Một mẫu CV cơ bản bao gồm các nội dung: Thông tin cá nhân, học vấn, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm, hoạt động ngoại khóa, thành tích,… Tuy nhiên, tùy vào ngành nghề mà người viết CV điều chỉnh, tập trung vào nội dung chủ yếu nhà tuyển dụng quan tâm từ đó viết CV cho phù hợp với yêu cầu.
Hình từ internet
Thông tin cá nhân
- Thông tin cá nhân là một trong những đề mục quan trọng cần thiết để mở đầu một CV ứng tuyển việc làm.
- Ở mục này bạn phải đề cập đủ các thông tin từ: họ tên, địa chỉ, ngày sinh, số điện thoại, email để nhà tuyển dụng có đủ phương thức liên lạc với bạn.
- Trong CV không có bắt buộc phải đính kèm ảnh cá nhân hay không tuy nhiên để “phân biệt bản thân” với các ứng viên khác bạn nên đính kèm một tấm ảnh chỉnh chu rõ mặt tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng.
Phần mục học vấn
- Đặc tính của ngành Luật là làm việc dựa trên chuyên môn và kiến thức nên khác với các ngành nghề khác chỉ cần kinh nghiệm hoặc có thể đào tạo bằng cấp bổ sung sau thì phần mục học vấn và bằng cấp của người ứng tuyển việc làm ngành luật phải nêu đầy đủ cụ thể trường đã học, bằng tốt nghiệp cử nhân, các bằng cấp hay khóa học kỹ năng liên quan để làm nổi bậc lên trình độ chuyên môn của mình tạo sự tin cậy đối với nhà tuyển dụng.
Mục tiêu nghề nghiệp
- Đối với đặc tính khô khan của nghề luật và sự thay đổi phát triển không ngừng thì phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV bạn cần thể hiện rõ cho nhà tuyển dụng thấy mình là người muốn phát triển trong môi trường làm việc này.
- Mục tiêu là thăng tiến trong công việc, không ngừng học hỏi, không ngừng cố gắng. Luôn cập nhật các văn bản pháp luật, xu thế phát triển thế giới để phục vụ cho công việc.
Kinh nghiệm
- Khi ứng tuyển việc làm ngành luật thì phần kinh nghiệm trong CV bạn chỉ nên đề cập đến những kinh nghiệm liên quan đến ngành luật, tránh dài dòng lan man nhưng lại không đạt hiệu quả, mục tiêu mà bản thân bạn hướng đến.
- Các kinh nghiệm cần đề cập như là tham gia các câu lạc bộ nghiên cứu pháp luật, thực tập trong các văn phòng luật sư, doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực pháp lý,…
Kỹ năng
- Trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng là 03 yếu tố để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên ứng tuyển tìm việc làm ngành Luật vì vậy trong phần kỹ năng bạn cần làm nổi bật các kỹ năng mà bản thân có trong quá trình học tập để phục vụ cho công việc.
- Các kỹ năng cần có của một ứng viên tìm việc làm ngành Luật là: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đọc hiểu văn bản, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng làm việc nhóm,… đây là các kỹ năng mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở ứng viên và việc đề cập nó trong CV ngành Luật rất quan trọng không nên bỏ qua.
- Trên đây là những nội dung quan trọng mà ứng viên cần đề cập rõ ràng cụ thể trong CV ngành Luật. Bạn có thể ứng tuyển, tìm việc làm ngành Luật tại website NhanLucNganhLuat.vn. Ở đây sẽ cung cấp cho bạn nhiều mẫu CV có sẵn hấp dẫn thu hút nhà tuyển dụng.
-
Brand Manager là làm gì? Cách tạo CV Brand Manager
Cập nhật 1 năm trước -
Những yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm trong CV ứng viên
Cập nhật 1 năm trước -
Hướng dẫn viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp
Cập nhật 1 năm trước -
Những lưu ý khi đặt tên CV mà người tìm việc cần biết
Cập nhật 1 năm trước -
Cách viết kỹ năng trong CV xin việc
Cập nhật 1 năm trước -
Bộ hồ sơ xin việc làm đầy đủ nhất mà ứng viên cần biết
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước