Những lưu ý khi viết đơn xin thực tập cho sinh viên năm cuối
Thực tập luôn là hành trang kiến thức cần thiết để sinh viên chuẩn bị bước ra đời làm việc. Chọn được nơi thực tập tốt, phù hợp giúp sinh viên định hướng tương lai rõ hơn. Vậy để viết đơn xin thực tập ấn tượng với nhà tuyển dụng các bạn sinh viên năm cuối cần lưu ý những gì?
Hình thức của đơn xin thực tập
Nhà tuyển dụng thường đánh giá một ứng viên thông qua đơn xin thực tập được gửi đến. Họ luôn có thiện cảm với những đơn xin thực tập được trình bày rõ ràng, cẩn thận, gọn gàng và trang nhã. Những điều này khiến họ cảm thấy thoải mái bởi dường như ứng viên có một sự chỉn chu, nghiêm túc và tôn trọng với công việc này.
Đơn xin thực tập cũng tương tự giống đơn xin việc. Khi viết đơn tránh mắc những lỗi sai cơ bản như hỏng font, màu sắc, cỡ chữ, căn lề, đặc biệt là lỗi chính tả. Nếu cảm thấy không tự tin về các soạn thảo đơn bạn có thể xem mẫu đơn xin thực tập có sẵn: Mẫu đơn xin thực tập sinh viên Luật nên biết
Mục tiêu nghề nghiệp đơn xin thực tập cần được chú trọng
Đừng nghĩ xin thực tập là không cần đề cập đến tương lai. Mục tiêu nghề nghiệp thuyết phục là lý do bạn được chọn
Một mục tiêu nghề nghiệp thông minh không chỉ thể hiện được mong muốn làm việc, học hỏi, cải thiện bản thân của ứng viên mà còn thể hiện được mục tiêu của ứng viên với công ty. Cải thiện hiệu quả, đóng góp cho công ty,… là những điều thực sự ghi điểm với nhà tuyển dụng về một ứng viên có thể cống hiến điều gì đó cho doanh nghiệp.
Xem thêm Trả lời cho câu hỏi: “Mục tiêu nghề nghiệp 05 năm tới của bạn là gì?”
Lấy hoạt động xã hội làm điểm nhấn cho đơn xin thực tập
Các thành tích trong câu lạc bộ, tổ chức tình nguyện, chương trình từ thiện thường rất có giá trị trong đơn xin thực tập, nhất là đối với các sinh viên năm cuối. Hoạt động ngoại khóa giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tính cách của mỗi ứng viên.
Đừng chỉ dừng lại ở nêu tên công ty, vị trí làm việc hay thời gian làm việc, hãy viết chi tiết hơn. Nhà tuyển dụng sẽ hiểu bạn hơn nếu biết bạn đã làm tại vị trí nào, đã trải nghiệm làm những đầu việc cụ thể nào và đạt được những thành tích như thế nào. Các con số thường sẽ tạo niềm tin và gây ấn tượng hơn, vì thế, hãy tận dụng nó.
Kỹ năng trong đơn xin thực tập là điểm cộng cực lớn
Kỹ năng, trình độ, thái độ là 03 tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên dù là tuyển dụng nhân viên thực tập hay nhân viên chính thức. Bởi thế mới nói các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm quan trọng như thế nào. Vì vậy trong đơn xin thực tập hãy chỉ ra những “kỹ năng vàng” của bản thân có thể phục vụ tốt công việc đang ứng tuyển. Đến lúc đó bạn mới nhận ra dù không quá nổi trội về kiến thức hay kinh nghiệm nhưng sở hữu kỹ năng chuyên nghiệp linh động vẫn có thể tán đổ được nhà tuyển dụng.
Các kỹ năng cần thiết mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm đơn cử như là:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng soạn thảo văn bản
- Kỹ năng đọc, viết
- Kỹ năng xử lý tình huống,...
-
Sinh viên không đi thực tập có sao không? Những lưu ý khi đi thực tập
Cập nhật 5 tháng trước -
Thời gian làm thêm của sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần theo Dự thảo Luật Việc làm?
Cập nhật 5 tháng trước -
Cách lập kế hoạch học tập và rèn luyện cho sinh viên
Cập nhật 3 tháng trước -
Công việc part time là gì? Sinh viên làm thêm công việc part time có phải ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 3 tháng trước -
Cách trang bị kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên
Cập nhật 1 năm trước -
Những kỹ năng sinh viên cần có trước khi ra trường
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 10 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước