Nhà tuyển dụng yêu cầu gì khi tuyển dụng pháp chế?
Nhân viên pháp chế, Nhân viên pháp lý là vị trí công việc mà nhiều Cử nhân luật định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường. Để đảm nhận công việc này thì cần phải đáp đủ các tiêu chí mà nhà tuyển dụng đưa ra. Vậy nhà tuyển dụng yêu cầu gì khi tuyển dụng nhân viên pháp chế.
>> Vai trò của bộ phận Pháp chế doanh nghiệp
>> Trở thành chuyên viên pháp chế doanh nghiệp với 5 kế hoạch then chốt
>> Nhân viên pháp chế và bộ kỹ năng quan trọng cần có
Yêu cầu kiến thức chuyên môn ngành luật
Sinh viên muốn theo nghề pháp chế doanh nghiệp cần nắm các kiến thức cơ bản của pháp luật theo tiêu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cử nhân luật, nắm hệ thống các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm luật và các văn bản hướng dẫn thi hành (kể cả các văn bản đã được thay thế hiệu lực nhằm sử dụng tư vấn, giải quyết các công việc phát sinh tại thời điểm văn bản đã được thay thế còn hiệu lực), và nắm vững các thủ tục và thực hiện được các thủ tục cơ bản mà pháp luật yêu cầu. Những ngành luật liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp có thể kể ra gồm: luật doanh nghiệp, luật thuế, luật về tài sản, luật về hợp đồng, luật về bất động sản (đất đai, nhà ở, xây dựng, kinh doanh bất động sản …), luật về giao dịch bảo đảm … Sau này khi đi làm, tùy doanh nghiệp kinh doanh ngành nào, thì khi ấy nghiên cứu thêm pháp luật quy định cụ thể về ngành nghề của doanh nghiệp đó, ví dụ: dược, xuất khẩu đồ gỗ, chế biến thủy sản, khách sạn, nhà hàng…
Yêu cầu kỹ năng làm việc nghề pháp chế
Nhà tuyển dụng thường đặt ra cho nhân sự phụ trách pháp chế doanh nghiệp phải có được các kỹ năng làm việc nhất định, cụ thể là các kỹ năng sau đây:
(i) kỹ năng tư vấn, gồm các kỹ năng tiếp xúc với người giao việc trong doanh nghiệp, kỹ năng xác định yêu cầu tư vấn, kỹ năng tìm kiếm và giải quyết các vấn đề pháp lý trong phạm vi tư vấn, kỹ năng viết một báo cáo pháp lý cho người giao việc để hoàn tất yêu cầu công việc (yêu cầu tư vấn) đó;
(ii) kỹ năng tư vấn về hợp đồng, bao gồm các kỹ năng như: kỹ năng tư vấn lựa chọn loại giao dịch, kỹ năng soạn thảo, rà soát hợp đồng, kỹ năng hỗ trợ việc giao kết, thực hiện, chấm dứt, thanh lý hợp đồng;
(iii) kỹ năng tư vấn nội bộ, gồm kỹ xây dựng các văn bản mang tính “lập quy” trong doanh nghiệp: quy trình, quy định, quy chế, kỹ năng soạn thảo văn bản với các loại hình văn bản trong doanh nghiệp, bao gồm kỹ năng xây dựng nội dung văn bản và kỹ năng trình bày thể thức văn bản;
(iv) kỹ năng tư vấn cho doanh nghiệp phương án xử lý khi phát sinh tranh chấp, kỹ năng đại diện cho doanh nghiệp tham gia giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, gồm kỹ năng trình bày, kỹ năng tranh luận trực tiếp…;
(v) ngoài ra, người đảm nhận công tác pháp chế còn có các kỹ năng chung như kỹ năng xây dựng, quản lý, cập nhật và lưu trữ các hồ sơ pháp lý, văn bản pháp luật…
Yêu cầu các kỹ năng mềm khác
Làm công tác pháp chế, tùy môi trường, tùy doanh nghiệp, nhưng đa phần đó là các công việc áp lực cao, vì yêu cầu phải nhanh, hiệu quả, chính xác cho những công việc hàng ngày vốn không khi nào đơn giản về pháp lý. Để vượt qua được áp lực, hoàn thành công việc được giao, đảm bảo nhu cầu thăng tiến, người làm công tác pháp chế phải tự trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết, gồm: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng xây dựng và duy trì quan hệ công việc; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng quản lý thời gian …
Về ngoại ngữ và tin học. Ngoại ngữ, nhất là Tiếng Anh, rồi đến các thứ tiếng có thị trường kinh doanh lớn, là thế mạnh để những nhân sự sử dụng thành thạo nó. Nếu xem việc đi làm, việc kiếm sống, phát triển bản thân là bán sức lao động thì sức lao động trở thành hàng hóa trên thị trường lao động, việc thành thạo ngoại ngữ giúp người sở hữu khả năng này có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn, ngoài doanh nghiệp trong nước, họ còn có cơ hội được làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, giúp họ bán sức lao động của mình với giá trị thu về cao hơn so với người không sở hữu khả năng này.
Bên cạnh ngoại ngữ, tin học, nhất là kỹ năng sử dụng máy tính trong việc soạn thảo văn bản là “kỹ năng sống còn” của nhân sự phụ trách các công việc văn phòng, nhất là đối với người làm công tác pháp chế doanh nghiệp, bởi công việc hằng ngày của nhân sự pháp chế luôn kết thúc bằng việc hoàn thành các sản phẩm cuối cùng của họ thể hiện ở dạng văn bản như: hợp đồng, quy định, báo cáo, các văn bản phải soạn để phục vụ quản trị, điều hành doanh nghiệp …
Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!
Việc làm Pháp chế
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước