Chuyên viên pháp chế là gì? Con đường trở thành Chuyên viên pháp chế?
Chuyên viên pháp chế là người đảm nhận nhiệm vụ, những công việc liên quan đến pháp luật, hợp đồng... của doanh nghiệp và giúp nơi này hoàn thiện những thủ tục giấy tờ khác có liên quan (Các thủ tục về đầu tư, giải phóng mặt bằng và các thủ tục có liên quan để xin cấp phép cho một số hạng mục,…).
>> Trở thành chuyên viên pháp chế doanh nghiệp với 5 kế hoạch then chốt
>> Chân dung Chuyên viên Pháp Chế / Pháp Lý
>> [Kỳ 2] Nghề Luật - Học và trở thành một Chuyên viên pháp chế
1. Chuyên viên pháp chế là gì?
Đôi khi, Chuyên viên pháp lý còn thay mặt Luật sư chuẩn bị những thủ tục có liên quan để tiến hành các hoạt động tố tụng khi xảy ra tranh chấp.
Là một người thực thi pháp luật, đương nhiên Chuyên viên pháp chế phải đối mặt thường xuyên với các thủ tục giấy tờ hợp pháp của Nhà nước. Kiểm soát các hoạt động trong và ngoài nhằm đảm bảo cho công ty hoạt động trơn tru nên đòi hỏi sự đề cao cảnh giác với những chiêu trò của đối tác không lành mạnh. Chịu áp lực với ban lãnh đạo về tiến trình của công việc, đảm bảo sự chính xác, minh bạch trong các thủ tục hành chính… cũng là một áp lực không nhỏ. Tuy nhiên, một khi đã vững luật pháp, Chuyên viên pháp chế có thể linh hoạt trong cách xử lý của mình và cai quản công ty rất tốt.
Công việc của Chuyên viên pháp chế là gì? (Hình từ Internet)
2. Công việc của Chuyên viên pháp lý/pháp chế
- Thực hiện các tác nghiệp tư vấn, hỗ trợ, phối hợp trong quá trình xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh
- Quan hệ, làm việc với các ban ngành, các cơ quan Nhà nước thực hiện các hoạt động có liên quan
- Trực tiếp soạn thảo, tham gia soạn thảo các dự thảo Hợp đồng của Công ty
- Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Ban lãnh đạo
- Tư vấn, giải quyết các vấn đề khác liên quan đến pháp lý có phát sinh trong quá trình hoạt động, kinh doanh của Công ty
- Hướng dẫn, kiểm soát, thực hiện hoạt động cung cấp thông tin của công ty cho các cơ quan pháp luật hoặc cung cấp cho bên thứ ba.
- Cảnh báo rủi ro pháp lý, phối hợp tổ chức các khóa đào tạo, phổ biến kiến thức pháp luật cho các bộ phận cần thiết
3. Con đường trở thành Chuyên viên pháp chế
Học và tốt nghiệp trường luật
Như những nghề luật khác, chuyên viên pháp chế hằng ngày phải tiếp xúc các vấn đề liên quan đến luật pháp. Vì vậy, trước khi trở thành một chuyên viên pháp chế đòi hỏi bạn phải có kiến thức nền tảng về pháp luật và cách áp dụng pháp luật. Trường luật chính là nơi cung cấp cho bạn những kiến thức đó.
Như đã đề cập trong những bài viết trước, hiện nay có khá nhiều trường có đào tạo ngành luật. Trong đó, trọng điểm là Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh và Đại học Luật Hà Nội. Ngoài ra, phải kể đến các trường đạo tạo luật uy tín, chất lượng và có bề dày lịch sử đào tạo luật lâu đời như Đại học Kinh tế - Luật, Khoa Luật Đại học Quốc gia. Trong vài năm trở lại đây, có thêm một số trường mở rộng đào tạo ngành luật như Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Mở, v.v…
Các trường luật thường có điểm chuẩn đầu vào ở mức khá cao từ 19 – 26 diểm. Do đó, tùy vào học lực mà bạn cân nhắc chọn trường cho phù hợp.
Học lớp luật sư
Đây không phải là điều kiện bắt buộc để trở thành một chuyên viên pháp chế cho doanh nghiệp. Thực ra, pháp chế không có một tiêu chuẩn và yêu cầu chung bắt buộc nào. Tuy nhiên, người làm nghề pháp chế đòi hỏi phải có kiến thức và hiểu biết sâu luật pháp. Không chỉ là biết luật, người làm pháp chế còn cần phải vững về tư duy vận dụng pháp luật và phải thực sự có nhiều kinh nghiệm xử lý các tình huống pháp luật cho doanh nghiệp. Do vậy, học lớp luật sư tuy không bắt buộc nhưng lại rất cần thiết để trở thành một chuyên viên pháp chế.
Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!
Tìm việc làm Pháp chế doanh nghiệp
Tags:
chuyên viên pháp chế chuyên viên pháp chế là gì tuyển dụng pháp chế việc làm ngành luật pháp lý-
Ngành luật và cơ hội việc làm trong tương lai
Cập nhật 1 năm trước -
Những cách kiếm việc làm hiệu quả không lo thất nghiệp
Cập nhật 2 năm trước -
Tìm việc làm ngành luật ở đâu?
Cập nhật 2 năm trước -
Sinh viên Luật và chuyện tìm việc làm ngành Luật khi tốt nghiệp
Cập nhật 2 năm trước -
Sinh viên Luật mới ra trường tìm việc và những khó khăn
Cập nhật 1 năm trước -
Tìm việc làm ngành Luật dễ hay khó?
Cập nhật 2 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước