Người thực hiện hành vi đổi tiền mới, đổi tiền lẻ để thu lời dịp Tết Nguyên đán có vi phạm pháp luật hay không?
Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề đổi tiền mới, đổi tiền lẻ để thu lời dịp Tết Nguyên đán. Cho tôi hỏi người thực hiện hành vi đổi tiền mới, đổi tiền lẻ để thu lời dịp Tết Nguyên đán có vi phạm pháp luật hay không? (Thanh Tuấn - Đồng Nai)
- Ai được quyền thực hiện việc đổi tiền? Và tiền như nào mới được phép đổi?
- Người thực hiện hành vi đổi tiền mới, đổi tiền lẻ để thu lời dịp Tết Nguyên đán có vi phạm pháp luật hay không?
- Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyền xử phạt hành vi đổi tiền mới, đổi tiền lẻ để thu lời dịp Tết Nguyên đán không?
Ai được quyền thực hiện việc đổi tiền? Và tiền như nào mới được phép đổi?
Theo Điều 12 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước như sau:
“Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
1. Thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân.
2. Niêm yết công khai mẫu tiêu biểu và quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước tại nơi giao dịch.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hướng dẫn, kiểm tra việc thu, đổi, tuyển chọn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.”
Căn cứ Điều 13 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước như sau:
“Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước
1. Tuyển chọn, phân loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
2. Thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân.
3. Niêm yết công khai mẫu tiêu biểu và quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước tại nơi giao dịch.”
Theo quy định trên, những cơ quan được phép thực hiện thu, đổi tiền là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước. Và chỉ được phép thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Việc thu đổi tiền cũ (vẫn còn đủ tiêu chuẩn lưu thông) thành tiền mới là trái quy định pháp luật vì việc thu, đổi tiền chỉ áp dụng đối với tiền đã không còn đủ tiêu chuẩn lưu thông như các quy định trên.
Đổi tiền lẻ, tiền mới để thu lời dịp Tết có vi phạm pháp luật không? (Hình từ internet)
Người thực hiện hành vi đổi tiền mới, đổi tiền lẻ để thu lời dịp Tết Nguyên đán có vi phạm pháp luật hay không?
Như đã phân tích ở trên thì trường hợp thu, đổi tiền cũ (vẫn còn đủ tiêu chuẩn lưu thông) thành tiền mới là trái quy định pháp luật, cho nên việc đổi tiền mới, đổi tiền lẻ dù có để thu lời hay không thì vẫn là hành vi vi phạm pháp luật về việc đổi tiền.
Căn cứ khoản 5 Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ như sau:
“Vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ
...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;
b) Không bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng và bảo quản chìa khóa cửa kho tiền, gian kho, két sắt, chìa khóa thùng đựng tiền trên xe chuyên dùng không theo quy định của pháp luật;
d) Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá không sử dụng xe chuyên dùng nhưng không có văn bản quy định về quy trình vận chuyển, bảo vệ, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản của cấp có thẩm quyền;
đ) Không quy định bằng văn bản điều kiện, quy trình nhận, giao trả tài sản cho khách hàng, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc đảm bảo an toàn tài sản khi làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn và các dịch vụ ngân quỹ khác.
...”
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
“Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
...”
Hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức.
Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyền xử phạt hành vi đổi tiền mới, đổi tiền lẻ để thu lời dịp Tết Nguyên đán không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng như sau:
“Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng
...
2. Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
d) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
...”
Đồng thời, điểm d khoản 4 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP cũng có quy định: “Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.”
Như vậy, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có thẩm quyền xử phạt đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức, trường hợp vi phạm về việc đổi tiền mới, đổi tiền lẻ để thu lời dịp Tết Nguyên đán như đã trình bày ở trên phạt tối đa đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức, cho nên Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp này.
Xem thêm bài viết khác tại Nhân Lực Ngành Luật
-
Chuyên viên kiểm soát nội bộ của đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có những nhiệm vụ gì?
Cập nhật 6 tháng trước -
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thuộc cơ quan nào? Học viện Ngân hàng có thuộc Ngân hàng Nhà nước không?
Cập nhật 8 tháng trước -
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước và 07 điều cần biết
Cập nhật 1 năm trước -
Cử nhân luật có thể trở thành một công chức ngân hàng vào năm 2023
Cập nhật 1 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước