Người quản lý toàn diện đội ngũ người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự là ai?

(có 1 đánh giá)

Hiện nay, ai có quyền được ký hợp đồng lao động đối với những người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự? Ngoài ra, người quản lý toàn diện đội ngũ người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự là ai? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Ngọc ở Tiền Giang.

Ai có quyền được ký hợp đồng lao động đối với những người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTP quy định như sau:

Thẩm quyền của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự

...

2. Trong công tác tuyển dụng

a) Tuyển dụng công chức, viên chức của Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này;

b) Cử người hướng dẫn tập sự, bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với người được tuyển dụng vào công tác tại Tổng cục Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; việc cử người hướng dẫn tập sự, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp;

c) Phân cấp hoặc ủy quyền cho Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuyển dụng công chức thi hành án dân sự địa phương phù hợp với yêu cầu công tác và năng lực của Cục Thi hành án dân sự; phê duyệt kế hoạch và kết quả tuyển dụng công chức do Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thực hiện tuyển dụng theo phân cấp hoặc ủy quyền của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự;

d) Ký hợp đồng lao động đối với một số loại công việc được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và theo cơ cấu, số lượng đã được phê duyệt làm việc tại Tổng cục Thi hành án dân sự.

3. Quyết định các nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động quy định tại Điều 1 của Thông tư này (trừ nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng và nội dung đã phân cấp cho Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự) đối với các chức danh công chức lãnh đạo và công chức, viên chức chuyên môn sau đây:

...”

Theo đó, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền ký hợp đồng lao động đối với một số loại công việc được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và theo cơ cấu, số lượng đã được phê duyệt làm việc tại Tổng cục Thi hành án dân sự.

Người quản lý toàn diện đội ngũ người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự là ai?

Người quản lý toàn diện đội ngũ người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự là ai? (Hình từ Internet)

Nội dung quản lý người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 09/2015/TT-BTP quy định về nội dung quản lý người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự như sau:

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, đề án kiện toàn đội ngũ người lao động.

- Quản lý vị trí việc làm, cơ cấu số lượng người lao động theo quy định của pháp luật.

- Quản lý tiêu chuẩn đối với người lao động thuộc phạm vi quản lý.

- Tuyển dụng, tiếp nhận, sử dụng người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.

- Đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng người lao động.

- Điều động, luân chuyển, biệt phái, cho chuyển công tác, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ.

- Bổ nhiệm ngạch, thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp và các chế độ chính sách đãi ngộ khác đối với người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.

- Khen thưởng, kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật đối với người lao động theo quy định của pháp luật.

- Cho thôi việc, nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí, nghỉ phép, nghỉ công tác không hưởng lương, cử người lao động đi công tác, cho phép đi nước ngoài về việc riêng.

- Quản lý hồ sơ người lao động.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về người lao động.

- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thực hiện quy định của pháp luật về người lao động.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.

- Các nội dung quản lý khác đối với người lao động theo quy định của pháp luật.

Người quản lý toàn diện đội ngũ người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự là ai?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTP quy định như sau:

Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý toàn diện đội ngũ công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý cán bộ, công chức; quyết định các nội dung sau đây:

1. Quyết định chiến lược, quy hoạch, đề án kiện toàn đội ngũ công chức, viên chức và người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự.

2. Quyết định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, hạng viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự.

...”

Như vậy, người quản lý toàn diện đội ngũ người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự là Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

(có 1 đánh giá)
Nguyễn Anh Hương Thảo
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.385 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm ngành Luật
Click vào đây để xem danh sách Việc làm ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm ngành Luật
Việc làm mới nhất