Người lao động đi làm trễ có bị trừ lương không? Trường hợp duy nhất được trừ lương của người lao động?

(có 1 đánh giá)

Tôi muốn hỏi nếu trong tháng tôi (người lao động) đi làm trễ thì tôi có bị trừ lương không? Nếu có thì tại sao? Ngoài trường hợp đi làm trễ bị trừ lương còn trường hợp nào trừ nữa không? Câu hỏi đến từ anh Khang ở Long An.

Người lao động đi làm trễ có bị trừ lương không?

Theo Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

“Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.”

Do đó, người lao động có nghĩa vụ chấp hành nội quy lao động do người sử dụng lao động ban hành, trong đó có nội dung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Trường hợp người lao động đi muộn, về sớm vi phạm thời giờ làm việc được xem là vi phạm nội quy lao động, do đó, người sử dụng lao động hoàn toàn có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể:

Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

3. Cách chức.

4. Sa thải.”

Như vậy, người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật nêu trên nhưng không được trừ lương của người lao động. Bởi đây là một trong những hành vi bị cấm khi xử lý kỷ luật lao động tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể:

Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.

2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.”

Như vậy, người lao động đi làm trễ đã vi phạm nội quy lao động tuy nhiên công ty không được phép trừ lương để thay thế cho các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác.

Người lao động đi làm trễ có bị trừ lương không? Trường hợp duy nhất được trừ lương của người lao động?

Người lao động đi làm trễ có bị trừ lương không? Trường hợp duy nhất được trừ lương của người lao động? (Hình từ Internet)

Trường hợp duy nhất được trừ lương của người lao động?

Theo Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Lao động 2019.

Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình. Đây là trường hợp duy nhất được phép trừ lương của người lao động.

Với những thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng thì người lao động chỉ phải bồi thường tối đa là 03 tháng tiền lương theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.

Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Theo đó, sau khi trích nộp bảo hiểm, thuế, người sử dụng lao động chỉ được phép trừ 30% lương thực trả của người lao động đến khi trả đủ số tiền phải bồi thường.

Người sử lao động không trả lương đúng hạn cho người lao động thì bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

...”

Và căn cứ theo khoản 2 và khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương

...

2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; …; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

...

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

...”

Theo như quy định trên, thì người sử dụng lao động có hành vi trả lương không đúng hạn cho người lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo các mức như sau:

- Từ 05 - 10 triệu đồng: Chậm lương của 01 - 10 người lao động;

- Từ 10 - 20 triệu đồng: Chậm lương của 11 - 50 người lao động;

- Từ 20 - 30 triệu đồng: Chậm lương của 51 - 100 người lao động;

- Từ 30 - 40 triệu đồng: Chậm lương của 101 - 300 người lao động;

- Từ 40 - 50 triệu đồng: Chậm lương của 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động.

Mức lãi suất sẽ được tính theo lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vi phạm.

Lưu ý, mức xử phạt hành chính nêu trên được áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm. Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức như các công ty thì mức xử phạt hành chính sẽ là gấp đôi so với cá nhân.

(có 1 đánh giá)
Nguyễn Anh Hương Thảo
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.479 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm ngành Luật
Click vào đây để xem danh sách Việc làm ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm ngành Luật
Việc làm mới nhất