Ngành Luật hiện nay có đang “thừa” nhân sự, sinh viên tốt nghiệp ra trường khó tìm việc?
Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân Luật luôn đi kèm với nỗi lo thất nghiệp, không có việc làm thậm chí nhiều bạn đã soạn sẵn kịch bản “làm trái ngành” trong đầu vì cho rằng bản thân không đủ sức để theo nghề. Vậy nguyên nhân từ đâu? Ngành luật hiện nay đang “thừa” nhân sự và khó kiếm việc như sinh viên vẫn đồn đoán.
>> Tâm sự của sinh viên Luật khi ra trường
>> Con đường từ Cử nhân Luật trở thành Thẩm phán
>> Từ Cử nhân Luật thành một Thừa phát lại
>> Con đường từ Cử nhân luật trở thành Thủ tướng Chính phủ gian nan như thế nào?
Hình từ Internet
Học luật không chỉ làm tòa án, luật sư
Nhiều người vẫn nhận định và mặc nhiên rằng Cử nhân luật tốt nghiệp ra trường sẽ làm luật sư hay làm tòa án, công tác trong các đơn vị hành chính công, tổ chức nhà nước. Nhưng trong xu thế ngày càng phát triển cơ hội nghề nghiệp ngành luật từ đó mở rộng từ nhà nước cho đến các doanh nghiệp, công ty tư nhân đều cần nhân sự ngành luật.
Vậy nên có thể an tâm rằng bạn có nhiều sự lựa chọn bởi rất nhiều công việc đa dạng liên quan đến pháp luật sau khi tốt nghiệp.
Ngành luật hiện nay không những không “thừa” nhân sự mà còn đang “khát” nhân sự
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ năm 2017 đến năm 2020, tính riêng các chức danh tư pháp, Việt Nam cần tới hơn 20.000 nhân sự, trong đó cần thêm 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2000 công chứng viên, 3000 chấp hành viên và hàng trăm thẩm tra viên. Những năm sau, nhu cầu nhân sự trong ngành Luật sẽ còn tiếp tục tăng cao.
Trong môi trường kinh tế hội nhập sinh viên ra trường không chỉ giới hạn việc làm ở các tổ chức, cơ quan nhà nước hành chính công mà còn mở rộng ra là doanh nghiệp, công ty trong nước và các công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam.
Điều đó đòi hỏi thế hệ cử nhân luật đào tạo nên cần phải đáp ứng đủ tiêu chí về “chất lẫn lượng”. Việc nhiều sinh viên cho rằng bản thân tốt nghiệp ngành luật khó kiếm việc làm là hoàn toàn không có cơ sở vì cơ hội nghề nghiệp là trải đều cho tất cả mọi người. Có chăng sinh viên chưa đáp ứng đủ tiêu chí mà nhà tuyển dụng đề ra nên mới dẫn đến tình trạng sinh viên thì thất nghiệp nhưng nhà tuyển dụng vẫn không tìm được ứng viên phù hợp cho vị trí còn trống.
Các ngành nghề mà sinh viên có thể theo đuổi khi học luật
Vẫn như nhận định ban đầu, làm việc trong các cơ quan nhà nước luôn là sự mong muốn của sinh viên ngành luật.
Các chức danh vị trí mà sinh viên học luật có thể theo đuổi hành nghề trong tương lai như Luật sư, Thẩm phán, Thư ký tòa án hay Kiểm sát viên, Công chứng viên. Các vị trí này đòi hỏi phải thi tuyển cũng như học lớp đào tạo nghiệp vụ.
Ngoài các vị trí công việc trên thì Nhân viên, Chuyên viên pháp chế cũng là vị trí công việc mà sinh viên học luật có thể theo đuổi. Bạn có thể làm việc trong các công ty, doanh nghiệp nước ngoài hay Ngân hang vì hầu hết các công ty doanh nghiệp bây giờ đều cần đến bộ phận pháp chế doanh nghiệp.
Những bạn trẻ đam mê giảng dạy, muốn nghiên cứu chuyên sâu về luật còn có thể trở thành Giảng viên chuyên ngành luật tại các trường đại học.
Chỉ cần hiểu rõ khả năng và đam mê của mình tự khắc bạn sẽ có cho mình định hướng nghề nghiệp tương lai ổn định.
Lời giải cho hiện trạng nhiều sinh viên cho rằng tốt nghiệp ngành luật khó kiếm việc làm
Dù là ngành nghề nào đi chăng nữa thì chuyện tìm kiếm việc làm chưa bao giờ là dễ dàng. Sinh viên cho rằng tốt nghiệp ngành luật khó tìm việc hầu hết đều chưa có định hướng tương lai của bản thân.
Ngành luật có lợi thế hơn các ngành khác là ra trường sinh viên sẽ có rất nhiều cơ hội làm việc tại các vị trí khác nhau tuy nhiên kéo theo đó cũng đòi hỏi sinh viên phải học nâng cao, học các lớp nghiệp vụ bổ trợ thì mới có thể tiếp tục theo đuổi công việc mình mong muốn.
Vậy nên định hướng là bước rất quan trọng đối với sinh viên học luật. Nếu định hướng được khả năng, phát triển các kỹ năng vốn có và nâng cao kiến thức chuyên môn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì chuyện thất nghiệp sẽ không xảy ra.
Vị trí công việc phù hợp gắn với khả năng và mong muốn của bản thân. Nếu đam mê và có hướng đi lựa chọn rõ ràng các bạn sẽ không phải loay hoay trước tương lai của việc. Sinh viên có thể tham khảo việc làm tại các trang tuyển dụng uy tín như NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Cơ hội việc làm là rộng mở vì thế nên đừng để nỗi lo thất nghiệp làm cản bước bạn
Tags:
Ngành Luật sinh viên thất nghiệp làm trái ngành thừa nhân sự việc làm nhân lực ngành luật Quỳnh Ny-
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Học phí khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2024 là bao nhiêu?
Cập nhật 2 tháng trước -
Khối C gồm những ngành nào? Khối C gồm môn học nào? Khối C làm nghề gì?
Cập nhật 2 tháng trước -
Ngành Luật thi khối nào? Có bằng cử nhân luật được hành nghề luật sư chưa?
Cập nhật 3 tháng trước -
Review ngành Luật: Không phải chỉ làm Luật sư
Cập nhật 3 tháng trước -
Các trường đào tạo ngành Luật ở TPHCM năm 2024?
Cập nhật 3 tháng trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước