Một số lưu ý khi tìm việc cho sinh viên mới tốt nghiệp
Tất cả lưu ý trong quá trình phỏng vấn từ việc viết CV cho đến khi kết thúc phỏng vấn được thể hiện trong bài viết bổ ích này. Chắc chắn các bạn sinh viên mới ra trường không thể bỏ qua.
>> Lương gross, lương net là gì? Chuyển lương gross sang net như thế nào?
>> Năm 2022, Lễ Quốc khánh Việt Nam 2/9 được nghỉ mấy ngày?
CV - Curriculum Vitae
CV hay còn gọi là hồ sơ ứng tuyển. Vậy ứng viên khi tìm việc làm nên tạo CV bằng tiếng Anh hay tiếng Việt? Thường các NTD sẽ không yêu cầu CV nộp về bằng tiếng gì trừ những công ty nước ngoài hay các công ty đặt thù vậy nên tốt nhất bạn nên chuẩn bị CV bằng cả hai thứ tiếng để thể hiện sự chuyên nghiệp của mình nhé. Hãy đọc kỹ JD trước khi viết CV để hoàn thiện bản CV cho phù hợp. Nếu vị trí ứng ứng tuyển chỉ yêu cầu nộp tiếng Việt thì nộp CV tiếng Việt. Tương tự nếu nếu yêu cầu nộp bản CV tiếng Anh thì nên nộp tiếng Anh còn nếu muốn chắc chắn hơn hoặc những nơi không yêu cầu thì nộp cả hai bạn nhé.
Hãy lưu ý rằng nên nhờ một người bạn giỏi tiếng Anh để check lỗi chính tả, ngữ pháp trước khi nộp CV cho NTD bạn nhé.
Một số lưu ý khi tìm việc cho sinh viên mới tốt nghiệp (Hình từ internet)
Mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm phải làm sao?
Đối với các bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến công việc, các đồ án tốt nghiệp, các cuộc thi các bạn tham gia đều có thể giúp cho CV của bạn bắt mắt hơn với nhà tuyển dụng. Vì vậy, khi đi học đừng chỉ lao đầu vào học không, bắt đầu từ học kỳ 1 năm 3, nếu có thời gian, bạn hãy xin đi thực tập vào vài công ty để lấy kinh nghiệm, tối thiểu bạn nên làm từ 5-6 tháng.
Hãy viết mục tiêu nghề nghiệp và định hướng tương lai rõ nhất có thể
Đừng viết quá chung chung như muốn học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Đó ko phải mục tiêu, đó là nguyện vọng của bạn. Mục tiêu nghề nghiệp là cái mà bạn hướng đến trong ngắn hạn hay dài hạn.
Ví như: Mục tiêu đầu tiên là học hỏi hoàn thiện kỹ năng kiến thức chuyên môn về lĩnh vực luật lao động,… học thêm khóa luật sư để có thể trở thành Chuyên viên pháp chế chuyên nghiệp,…
Về Email
Có một điều mà cần phải nhắc đi nhắc lại là email phải có:
- Tiêu đề
- Nội dung
Bạn chỉ gửi cho người ta một bản CV mà không thể hiện bạn là ai, ứng tuyển vị trí gì thì đừng mơ NTD sẽ liên lạc mời bạn đi phỏng vấn.
Nội dung email cần nêu rõ: họ tên, tìm được job ở đâu, nguyện vọng ứng tuyển, nêu ra 1 số kinh nghiệm 1 cách ngắn gọn súc tích, không quên cảm ơn nhà tuyển dụng và hy vọng họ hồi đáp.
Nên tạo cho mình một signature cho email, nhìn email sẽ chuyên nghiệp hơn rất nhiều và nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhìn vào đó để liên lạc với bạn.
Đi phỏng vấn
Ứng viên nên đi sớm trước giờ phỏng vấn ít nhất 15 phút để phòng các trường hợp rủi ro không đáng có như: Kẹt xe, xảy ra sự cố, tốt nhất trước khi phỏng vấn bạn có thể dạo một vòng xem thử địa điểm sẽ phỏng vấn vào ngày hôm trước để khỏi bỡ ngỡ. Hãy chuẩn bị tinh thần tốt nhất trước khi đối diện với nhà tuyển dụng nhé.
Trang phục khi đi phỏng vấn phải lịch sự, tối giản, không cần xịt nước hoa thơm phức, cũng đừng quá xuề xòa.
Ngày nay, việc phỏng vấn bằng tiếng anh không phải là chuyện quá xa lạ nên hãy gắng chuẩn bị các câu trả lời bằng tiếng anh cơ bản để có thể tự tin hơn và khi phỏng vấn, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn phỏng vấn tiếng Anh mà bạn ko tự tin, đừng trả lời là tôi không thể, hãy trả lời tôi có thể nhưng tiếng Anh giao tiếp còn hạn chế nên xin nhà tuyển dụng thông cảm nếu tôi nói không được trôi chảy. Vì nhiều khi bạn từ chối phỏng vấn bằng tiếng Anh có nghĩa là 99.99% bạn từ chối vào vị trí đó rồi.
Sau buổi phỏng vấn
Có khá nhiều bạn sinh viên bỏ quên quá trình sau khi phỏng vấn thế nên khuyên mọi mọi người một điều là nên gửi một email phản hồi cho nhà tuyển dụng, cám ơn họ về buổi phỏng vấn, cảm thấy rất hứng thú với công việc và mong được trả lời về kết quả. Nếu bạn ko được nhận, vẫn cứ email lại cho nhà tuyển dụng, nếu họ có công ty đối tác hoặc thấy vị trí khác phù hợp hơn với bạn, họ sẽ ưu tiên bạn hơn vì cảm thấy thái độ của bạn đủ tốt.
Và một điều cuối Nhân Lực Ngành Luật muốn gửi đến bạn và mong bạn ghi nhớ rằng: Thái độ hơn trình độ thế nên hi vọng những chia sẻ trên giúp ích cho bạn trong các buổi phỏng vấn nhé.
-
Sinh viên không đi thực tập có sao không? Những lưu ý khi đi thực tập
Cập nhật 5 tháng trước -
Thời gian làm thêm của sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần theo Dự thảo Luật Việc làm?
Cập nhật 5 tháng trước -
Cách lập kế hoạch học tập và rèn luyện cho sinh viên
Cập nhật 3 tháng trước -
Công việc part time là gì? Sinh viên làm thêm công việc part time có phải ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 3 tháng trước -
Cách trang bị kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên
Cập nhật 1 năm trước -
Những kỹ năng sinh viên cần có trước khi ra trường
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 10 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước