“Một mùa Covid mới lại sắp về” giới trẻ sợ nhất điều gì?

Cũng đã một năm kể từ ngày ca nhiễm Covid 19 đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc cả thế giới đã oằn mình chống dịch. Việt Nam cũng trải qua hai đợt dịch lớn nhưng hầu như Chính phủ đã thực hiện rất tốt trong việc chống dịch. Tối muộn ngày 30/11 Bộ y tế phát thông báo có 1 ca lây nhiễm cộng đồng mới tại thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả mọi người đều hoang mang lo lắng, những ngày cuối năm “Covid lại về” giới trẻ sợ nhất điều gì?

Nếu hỏi mọi người xung quanh nghĩ như thế nào về dịch Covid – 19 chắc chắn câu trả lời nhận lại là: “Sợ lắm!” Dĩ nhiên rồi nhiễm bệnh thì đeo máy thở thay cho đeo khẩu trang, nằm bệnh viện thay cho nằm ở nhà, truyền nước thay cho việc uống nước, và cuối cùng là nguy cơ mất mạng,…

Dịch bệnh đã làm cho cuộc sống mọi người đảo lộn ít nhiều, đang iên đang lành cũng có thể bị bưng đi cách ly đơn giản chỉ vì bản thân là F1, F2 của F0. Đang có việc bỗng nhiên công ty phá sản, đang đi học lại nhận được thông báo tạm dừng việc học cho đến khi có thông báo. Nói chung muôn vàn điều bất tiện xảy ra nhưng cuối cùng chúng ta vẫn phải đối mặt và “sống chung với dịch”.

Nỗi sợ lớn nhất là về tài chính

Bạn cứ thử tưởng tượng xem hằng tháng có bao nhiêu thứ để thu để chi nhưng dịch ầm ầm bùng lại. Công ty cũng lực bất tòng tâm nhẹ thì cho làm việc ở nhà giảm 30% lương, nặng thì thất nghiệp chấm dứt hợp đồng. Cả năm qua làm ăn đã không dư dả đồng nào rồi giờ đến tiền ăn còn không có huống chi là tiền để dành. Làm nhà nước, công ty lớn thì có thể còn cầm cự được chứ giới trẻ ngày nay đa ngành đa nghề, dịch vụ, giải trí. Chính phủ đưa công văn cấm tụ tập, giãn cách xã hội là hàng loạt con người lao đao. Bởi vậy mới nói: Tiền bạc quan trọng lắm.

Đi làm càng sợ nhiễm dịch bệnh

Khỏi phải nói những “con dân” làm văn phòng mùa dịch cũng phải sợ hãi đến lúc nào. May mắn là họ không phải lo ngày mai ăn gì, đến tháng lương nhận đều đều nhưng điều đáng nói ở đây là hằng ngày phải ra đường, tiếp xúc rất nhiều người không biết mình là F thứ bao nhiêu rồi sợ về lây bệnh cho người thân, bạn bè, cộng đồng.

Nỗi sợ bị kì thị

Rõ ràng không phải ai cũng xác nhận được mình là người nhiễm bệnh vì những biến thể lây nhiễm của virus.

Như anh tiếp viên hãng hàng không quốc gia mới đây cũng vậy chỉ vì một lần vô ý thức mà anh phải đối diện với sự lên án của xã hội mạnh mẽ. Đang phải điều trị giữa sự sống và cái chết vì nhiễm virus nhưng ngoài kia còn bản án lương tâm, bản án nghề nghiệp và pháp luật vẫn đợi vì sự vô ý vô tư của mình.

Sợ học online – không đảm bảo hiệu quả về sau

Công nghệ phát triển, chuyện học online mùa dịch quá quen với các bạn học sinh sinh viên. Nhưng không phải lúc nào học online cũng hiệu quả như là học trực tuyến trên lớp. Có rất nhiều bạn lo ngại vì những học phần chuyên ngành nặng lại không được hướng dẫn trực tiếp nên kiến thức cũng như bài tập nắm không vững. Học một chút lại buồn ngủ, lại làm việc riêng, không ai kiểm soát cũng không có hứng học hành. Chưa kể, học online và tạm dừng việc học tập trung làm tiến bộ quá trình học cũng kéo dài thêm nên việc hoàn thành chuyện học cũng làm học sinh, sinh viên rất chán ngán.

Dù là sợ gì đi nữa cũng hãy bình tĩnh đón nhận

Dẫu biết dịch bệnh ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, sự nghiệp, học tập nghiêm trọng nhưng dù sao chúng ta vẫn phải nâng cao cảnh giác nhất có thể. Ý thức lúc này rất quan trọng. Chỉ vì chút lơ là nước ta đã phải đối diện với nguy cơ bùng dịch thêm lần nữa.

Theo Quỳnh Ny
2.358