Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư mới nhất hiện nay?
Hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư gồm những gì? Thủ tục đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư hiện nay ra sao? Tải Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư ở đâu? Thắc mắc đến từ bạn An ở Biên Hòa.
Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư mới nhất hiện nay?
Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư theo Mẫu TP-LS-02 quy định tại khoản 2 Điều Điều 26 Thông tư 05/2021/TT-BTP về các mẫu giấy tờ.
Hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Luật sư 2006, hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư;
- Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở văn phòng luật sư.
Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Thủ tục đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư hiện nay ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2013/NĐ-CP như sau:
“Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
1. Thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Luật luật sư.
…”
Theo đó, thủ tục đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 35 Luật Luật sư 2006.
Dẫn chiếu đến Điều 35 Luật Luật sư 2006 cụ thể:
“Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
1. Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
2. Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có:
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
d) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
3. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.”
Như vậy, thủ tục đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư được thực hiện theo quy định nêu trên.
Văn phòng luật sư không đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt hành chính ra sao?
Theo điểm a khoản 6 Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư như sau:
“Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
…
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền;
…
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 3, các khoản 4, 5 và 6 Điều này.”
Căn cứ trên quy định trường hợp văn phòng luật sư không đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tại Điều 7 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
Tags:
văn phòng luật sư đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư đăng ký hoạt động luật sư hành nghề luật sư tổ chức hành nghề luật sư-
Văn phòng luật sư là gì? Văn phòng luật sư hoạt động theo mô hình gì?
Cập nhật 14 ngày trước -
Luật sư có bao nhiêu loại? Luật sư gồm những ai?
Cập nhật 14 ngày trước -
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Cập nhật 3 tháng trước -
Lưu ý gì khi đổi tên Văn phòng luật sư? Tên văn phòng luật sư được đặt thế nào?
Cập nhật 4 tháng trước -
Văn phòng luật sư có được thay đổi tên không?
Cập nhật 4 tháng trước -
Thủ tục chuyển đổi từ văn phòng luật sư thành công ty luật?
Cập nhật 6 tháng trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước