Mẫu đơn xin tạm ứng tiền lương mới nhất năm 2024?

(có 1 đánh giá)

Người lao động có được tạm ứng tiền lương không? Trường hợp nào thì công ty buộc phải tạm ứng tiền lương cho người lao động và mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương mới nhất 2024 là mẫu nào? Câu hỏi của chị V (Hồ Chí Minh).

Người lao động có được tạm ứng tiền lương không? Tiền lương tạm ứng có bị tính lãi?

Tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc tạm ứng tiền lương như sau:

Tạm ứng tiền lương

1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.

...

Theo quy định này, người lao động sẽ được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và khoản tạm ứng tiền lương của người lao động sẽ không bị tính lãi.

Mẫu đơn xin tạm ứng tiền lương mới nhất năm 2024?

Mẫu đơn xin tạm ứng tiền lương mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)

Công ty phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong những trường hợp nào?

Tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Kỳ hạn trả lương

1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Đồng thời tại khoản 2 khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tạm ứng tiền lương

...

2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.

Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.

3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Và tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tạm đình chỉ công việc

...

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

Như vậy, công ty phải tạm ứng tiền lương cho người lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán nếu công việc phải làm trong nhiều tháng;

- Người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên;

- Người lao động nghỉ hàng năm;

- Người lao động bị tạm đình chỉ công việc.

- Trường hợp người lao động thỏa thuận tạm ứng mà không thuộc 04 trường hợp phải tạm ứng, thì người sử dụng lao động có thể đồng ý tạm ứng hoặc không. Việc từ chối tạm ứng trong trường hợp này là không trái với quy định pháp luật.

Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương mới nhất 2024 là mẫu nào? Hướng dẫn điền mẫu đơn?

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 cũng như các văn bản liên quan không đề cập về mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương.

Tuy nhiên, khi làm đề nghị tạm ứng tiền lương, người lao động cần lưu ý:

- Người lao động cần có lý do chính đáng để đề nghị tạm ứng tiền lương.

- Số tiền tạm ứng cần thiết phải hợp lý và tương xứng với lý do đề nghị.

- Cần tuân thủ theo quy trình đề nghị tạm ứng tiền lương của công ty.

Dưới đây là mẫu đề nghị tạm ứng tiền lương (chỉ mang tính chất tham khảo):

https://lh7-us.googleusercontent.com/Xr_QEmJQZyhOF355Dd6gxBCStSXI-FC5whP0j15S_rC65TI9esoo9z8NpZnzLFH4iN2NED_bxeN1L6NXw17qenXQ1LO7tNep0zBXG0FqOcJoJMJKzrmR60tef3sAV9ivBJ5fxAE0ELCkXBUsbi7jA2Y

Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương mới nhất 2024: Tải về

Về các thông tin trên mẫu đơn sẽ được điền như sau:

(1) Ghi cụ thể tên của Công ty mà người lao động đề nghị tạm ứng tiền lương đang làm việc.

(2) Ghi cụ thể chức danh của người có thẩm quyền quyết định việc tạm ứng tiền lương cho người lao động (thông thường, Giám đốc hoặc Trưởng phòng Tài chính hoặc Kế toán trưởng sẽ là người có thẩm quyền phê duyệt việc tạm ứng tiền lương của Công ty…).

(3) Ghi đầy đủ họ và tên của người lao động đề nghị tạm ứng tiền lương.

(4) Ghi ngày, tháng, năm sinh của người lao động đề nghị tạm ứng tiền lương.

(5) Ghi tên Tổ/Phòng/Ban/Nhóm/... mà người lao động đề nghị tạm ứng tiền lương đang làm việc.

(6) Ghi tên của Công ty mà người lao động đề nghị tạm ứng tiền lương đang làm việc.

(7) Ghi số tiền đề nghị tạm ứng bằng số.

(8) Ghi số tiền đề nghị tạm ứng bằng chữ (lưu ý: phải khớp với số tiền đề nghị tạm ứng bằng số).

(9) Ghi số ngày làm việc mà người lao động nhận được tiền lương bằng với số tiền đề nghị tạm ứng. Ví dụ: Anh A được trả lương là 200.000 đồng/ngày, trong trường hợp anh A tạm ứng 2.000.000 đồng thì tương ứng với 10 ngày làm việc.

(10) Ghi cụ thể lý do tạm ứng tiền lương (ví dụ: để có đủ tài chính giải quyết công việc cá nhân, có tiền trang trải cho những ngày nghỉ phép về quê thăm gia đình,…).

(có 1 đánh giá)
Theo Phạm Thị Xuân Hương
2.855