Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất năm 2024? Cách viết đơn xin chuyển công tác chính xác?
Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất năm 2024? Cách viết đơn xin chuyển công tác chính xác theo quy định của pháp luật hiện nay? Hồ sơ xin chuyển công tác các giấy tờ gì?
Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất năm 2024?
Đơn xin chuyển công tác là một văn bản chính thức mà một nhân viên gửi đến người quản lý hoặc bộ phận nhân sự của công ty, để yêu cầu được chuyển đổi công việc hoặc vị trí trong cùng tổ chức. Thường được sử dụng ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có quy mô lớn với nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện,...
Tham khảo mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất năm 2024: Tải về
Cách viết đơn xin chuyển công tác chính xác?
Cách điền vào mẫu đơn xin chuyển công tác có thể tham khảo cách điền dưới đây:
- Mục Kính gửi: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc xem xét, quyết định phê duyệt nguyện vọng xin chuyển công tác.
- Mục Tên tôi là: Ghi rõ họ tên và giới tính, Mục “Giới tính”: nếu giới tính nam ghi là “Nam”, nếu giới tính nữ ghi là “Nữ”;
- Mục Ngày tháng năm sinh: ghi ngày, tháng, năm sinh của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Ngày sinh ghi 02 chữ số; năm sinh ghi đủ bốn chữ số. Đối với tháng sinh từ tháng 3 đến tháng 9 ghi 01 chữ số, các tháng sinh còn lại ghi 02 chữ số;
- Mục Nơi sinh: Ghi rõ thôn/xóm/ấp/buôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
- Mục Nơi ở hiện nay: Ghi rõ thôn/xóm/ấp/buôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố nơi ở hiện tại.
- Mục Trình độ chuyên môn: cần ghi rõ:
+ Chuyên ngành đào tạo
+ Kết quả đào tạo: Xuất sắc, giỏi, tốt, khá, trung bình - khá, yếu
+ Hệ đào tạo: Chính quy, văn bằng 2, tại chức, bổ túc…
- Mục Đơn vị công tác hiện nay: Ghi rõ tên đơn vị, cơ quan, bộ phận mà viên chức đang công tác.
- Mục Chức vụ và công việc đang đảm nhiệm:
- Mục Chức vụ: Ghi rõ chức vụ hiện tại của viên chức.
- Mục Công việc: Mô tả công việc chính đang được đảm nhiệm (ví dụ: giáo viên, sĩ quan, trưởng phòng, đội trưởng đội cơ động,…).
- Mục Quá trình công tác bản thân:
+ Ngày vào ngành: Ghi rõ ngày viên chức gia nhập ngành công chức.
+ Ngày về đơn vị hiện tại: Ghi rõ ngày bắt đầu công tác tại đơn vị hiện nay.
+ Hệ số lương và mã ngạch: Cung cấp thông tin về hệ số lương và mã ngạch hiện tại của viên chức.
- Mục Lý do xin chuyển công tác:
+ Mô tả chi tiết và hợp lý về lý do mong muốn chuyển công tác, có thể liên quan đến vấn đề gia đình, cơ hội phát triển nghề nghiệp, hoặc những lý do cá nhân khác.
- Mục Đơn vị xin chuyển đến:
+Tên đơn vị: Ghi rõ tên và địa chỉ của đơn vị mà viên chức mong muốn chuyển đến.
- Mục Kính đề nghị:
+ Kính mong Thủ trưởng đơn vị, cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết đơn của mình.
Lưu ý khi viết đơn:
- Viết rõ ràng, ngắn gọn, trang trọng
- Nêu lý do chuyển công tác một cách chuyên nghiệp
- Thể hiện thiện chí trong việc bàn giao công việc
- Tuân thủ đúng định dạng văn bản hành chính
Hồ sơ xin chuyển công tác các giấy tờ gì?
Đối với việc xin chuyển công tác, đối với mỗi doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan sẽ yêu cầu các loại giấy tờ, hồ sơ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ phải có các loại giấy tờ sau:
- Đơn xin chuyển công tác có sự đồng ý của người quản lý, thủ trưởng đơn vị;
- Văn bản đồng ý tiếp nhận của nơi chuyển đến;
- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận (xác nhận của địa phương nơi cư trú nếu là người lao động trong các doanh nghiệp; xác nhận của trưởng cơ quan, đơn vị nếu là công chức, viên chức, giáo viên, công an, bộ đội,…)
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ;
- Bản sao hộ khẩu.
Ngoài ra đối với công chức, viên chức, công an, bộ đội, giáo viên còn cần bổ sung thêm:
- Bản sao quyết định bổ nhiệm vào ngạch;
- Bản sao quyết định hệ số lương, quyết định nâng lương,…
Quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý hiện nay?
Theo Điều 59 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm a, b khoản 38 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP quy định quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý như sau sẽ qua các bước như sau:
Bước 1: Đề xuất chủ trương:
Căn cứ nhu cầu luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý của cơ quan, tổ chức; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.
Bước 2. Đề xuất nhân sự luân chuyển:
Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thông báo để các địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất nhân sự luân chuyển.
Bước 3: Chuẩn bị nhân sự luân chuyển:
- Cơ quan, bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển.
- Cơ quan, bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ hoặc cấp có thẩm quyền gửi văn bản lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển của cấp ủy và cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức về phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực công tác, uy tín, quá trình công tác và ưu, khuyết điểm; có kết luận về tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Đảng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển cán bộ.
Bước 4: Trao đổi với các cơ quan liên quan, công chức được dự kiến luân chuyển:
- Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định của các cơ quan liên quan;
- Tổ chức gặp gỡ với công chức được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với công chức luân chuyển.
Bước 5: Tổ chức thực hiện luân chuyển:
- Cơ quan, bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển;
- Cấp có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quyết định luân chuyển;
- Cơ quan có thẩm quyền phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, quản lý, đánh giá, nhận xét công chức luân chuyển trong thời gian luân chuyển;
- Cơ quan nơi đi phối hợp với các cơ quan có liên quan phân công, bố trí và thực hiện chính sách đối với công chức sau khi luân chuyển, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tags:
Mẫu đơn đơn xin chuyển công tác Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất Cách viết đơn xin chuyển công tác chuyển công tác đơn xin chuyển công tác mới nhất năm 2024-
Mẫu đăng ký dự thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp. Bài thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp gồm những nội dung nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Mẫu đơn ly hôn 2022: Cách viết đơn và trình tự giải quyết ly hôn
Cập nhật 2 năm trước -
Đơn xin việc Nhân viên văn phòng, mẫu CV Nhân viên văn phòng mới nhất 2022
Cập nhật 2 năm trước -
Mẫu đơn xin thực tập sinh viên Luật nên biết
Cập nhật 1 năm trước -
Mẫu đơn xin việc được nhà tuyển dụng khuyên dùng năm 2022
Cập nhật 2 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước