Lương của giảng viên đại học công lập là bao nhiêu?
Tôi có một câu hỏi liên quan đến giảng viên đại học như sau: Giảng viên đại học công lập được phân thành bao nhiêu hạng? Và cho tôi hỏi thêm là lương của giảng viên đại học công lập là bao nhiêu? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.H.T ở Lâm Đồng.
Giảng viên đại học công lập được phân thành bao nhiêu hạng?
Việc phân hạng giảng viên đại học công lập được quy định tại Điều 2 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT như sau:
“Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp
Chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm:
1. Giảng viên cao cấp (hạng I)- Mã số: V.07.01.01
2. Giảng viên chính (hạng II)- Mã số: V.07.01.02
3. Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03
4. Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23”
Theo quy định trên, giảng viên đại học công lập được phân thành 03 hạng, gồm:
- Giảng viên cao cấp (hạng I)- Mã số: V.07.01.01
- Giảng viên chính (hạng II)- Mã số: V.07.01.02
- Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03
Và theo Điều 3 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT thì giảng viên đại học công lập phải đáp ứng những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp như sau:
(1) Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
(2) Tận tụy với công việc; thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục đại học công lập và các quy định pháp luật của ngành.
(3) Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
(4) Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Lương của giảng viên đại học công lập là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Việc xếp lương đối với giảng viên đại học công lập phải căn cứ vào đâu?
Căn cứ xếp lương đối với giảng viên đại học công lập được quy định tại Điều 8 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT như sau:
“Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp
1. Việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức và theo quy định của pháp luật.
2. Không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, trừ trường hợp viên chức giảng dạy được công nhận hoặc bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo quy định của luật chuyên ngành.”
Theo đó, việc xếp lương đối với giảng viên đại học công lập phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của giảng viên và theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên, trừ trường hợp giảng viên được công nhận hoặc bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo quy định của luật chuyên ngành.
Lương của giảng viên đại học công lập là bao nhiêu?
Cách xếp lương giảng viên đại học công lập được quy định tại Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT như sau:
“Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), trợ giảng (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
2. Việc xếp lương chức danh nghề nghiệp thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn lại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật.”
Bên cạnh đó, theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương giảng viên đại học công lập sẽ được tính theo công thức như sau:
(Lương cở sở theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP từ 1/7/2023 là 1.800.000 đồng/tháng)
Do đó, lương của giảng viên đại học công lập được xác định như sau:
- Giảng viên cao cấp (hạng I): từ 11.160.000 đồng đến 14.400.000 đồng.
- Giảng viên chính (hạng II): từ 7.920.000 đồng đến 12.204.000 đồng.
- Giảng viên (hạng III): từ 4.212.000 đồng đến 8.964.000 đồng.
-
Lương giảng viên đại học từ ngày 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng?
Cập nhật 4 tháng trước -
Điều kiện để trở thành giảng viên đại học là gì? Giảng viên đại học sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Giảng viên đại học ngành luật muốn hành nghề luật sư thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Cập nhật 1 năm trước -
Điều kiện để trở thành giảng viên đại học
Cập nhật 3 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước