Luật sư là nghề dành cho người giàu?
Luật sư là nghề dành cho người giàu? Bạn nghĩ sao về quan điểm này. Hãy đọc bài viết dưới đây để vững tin hơn trên con đường nghề nghiệp của bạn nha.
>> Mô tả công việc luật sư chi tiết nhất cho những bạn sinh viên định hướng nghề luật sư
>> Hồ sơ, thủ tục đăng ký tập sự hành nghề luật sư mới nhất năm 2022
Luật sư là nghề như thế nào?
Bài viết này tôi viết ra không chỉ phục vụ riêng cho dân ngành luật mà tôi xin gửi đến tất cả các bạn đọc giả yêu thích nghề Luật thậm chí là chưa học, hay đang, đã có ý định học Luật và có mong muốn trở thành Luật sư. Vậy Luật Sư là gì? Theo như Luật Luật sư quy định thì Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng. Nói một cách dễ hiểu Luật sư là người góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ công dân bảo vệ con người giúp đất nước dân chủ hóa phát triển kinh tế, xã hội.
Thế câu hỏi đặt ra :“Ai cũng có thể trở thành Luật sư?” Dĩ nhiên là không, sinh viên theo học ngành Luật ai cũng hiểu để trở thành Luật sư đều trải qua một khoảng thời gian khá dài sau 4 năm đại học bạn phải sở hữu tấm bằng Cử nhân Luật thì mới có cơ hội được học tiếp lớp đào tạo Luật sư, học xong lại phải tập sự hành nghề Luật và phải thi kỳ thi hết tập sự do Bộ tư pháp tổ chức, nếu thi đậu cử nhân Luật sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề hay còn gọi là thẻ Luật sư nếu chẳng may bị trượt bắt buộc bạn phải đợi kỳ thi khác hoặc thậm chí là phải học lại khóa đào tạo Luật sư nếu người học thật sự không đủ kĩ năng tố chất để trở thành người bảo vệ công lý. Nói đến đây chắc các bạn cũng đã hình dung ra được cơ bản thế nào là nghề Luật Sư.
Dân học Luật thường nói vui với nhau rằng: “Luật Sư là nghề chỉ dành cho người giàu” không có tiền thì không trở thành Luật sư được. Đứng trên cương vị là người học Luật liệu nhận định này có thật sự đúng trong xã hội hiện nay khi mà hằng năm hàng chục ngàn Cử nhân Luật tốt nghiệp nhưng con số các bạn theo đuổi nghề Luật sư chỉ là phần nhỏ trong một tổng thể tương đối lớn. Tôi xin phép phân tích “sự giàu” của những người theo nghề này dưới quan điểm góc nhìn chủ quan của cá nhân tôi.
Để trở thành Luật sư bạn phải “Giàu”
Các bạn thắc mắc tại sao chữ “Giàu” tôi lại để trong ngoặc kép đúng không? Thắc mắc là đúng thôi vì chữ giàu tôi nhắc đến không phải là giàu tiền bạc trong truyền thuyết đâu. Đúng là có tiền mới có thể học được nhưng tiền chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để trở thành Luật sư. Mỗi cá nhân khi quyết định tương lai của mình sẽ tự khắc có hướng đi riêng có hoạch định tài chính riêng để phục vụ cho việc học. Các bạn nhà khá giả sẽ được bố mẹ chu cấp tiền học, các bạn nhà trung bình không có điều kiện sẽ bằng cách này hoặc cách khác kiếm đủ tiền để theo học như vừa học vừa làm, tích góp,… Dĩ nhiên sẽ có khó khăn nhưng chủ yếu là bản thân mình có muốn hay không, quyết tâm đến đích của bạn có cao hơn vài điều kiện vật chất thiếu thốn bạn đang thiếu hay không thôi nên vấn đề tiền cơ bản là khắc phục được.
Rất muốn trở thành Luật sư nhưng bản thân không phải là người “Giàu”
Mỗi người sẽ có một quan điểm nhìn nhận giàu nghèo khác nhau sự giàu bằng tiền bạc chỉ là suy nghĩ của số đông trong xã hội nên vô tình mặc định giàu chính là có nhiều tiền. Dưới bài viết này tôi sẽ gửi đến bạn vài đề mục phân tích định nghĩa “Giàu” khi bạn thật sự muốn trở thành Luật sư.
Tri thức là kho báu để theo nghề
Bạn đã từng nghe nói Tri thức là tài sản vô giá chưa? Vốn tri thức xác định được giá trị của bản thân . Nếu bạn tự tin mình có một kho tàng tri thức lớn thì xin chúc mừng bạn là người giàu thật sự. Không phải tự nhiên mà tôi ưu tiên tri thức là yếu tố giàu đầu tiên để xem xét. Bạn học Luật đồng nghĩa với việc tiếp xúc với 77, 49 thứ văn bản quy phạm pháp luật thậm chí tiền mua sách một kỳ học còn nhiều hơn tiền ăn của cả tháng, chưa kể Luật lại luôn trong tình trạng thay thế sửa đổi bổ sung việc cập nhật tính thời sự trong bộ não của bạn là thật sự cần thiết. Không phải vấn đề nào Luật sư cũng có thể nắm bắt được chủ yếu là độ nhạy bén sự hiểu biết chuyên sâu thì mới trụ vững với nghề. Một Luật sư giỏi cần phải vận dụng linh hoạt những quy định của Pháp luật. Muốn có yếu tố đó không còn con đường nào khác đó là trau dồi tri thức.
Giàu thời gian, giàu lòng kiên trì
Như phần mở đầu tôi đã giới thiệu sơ lược quá trình để có thể trở thành một Luật sư chân chính. Tổng hết quy trình để có được chức danh Luật sư bạn phải mất đến 6-7 năm, có thể lúc này bạn thấy các bạn bè đồng trang lứa đã đi xa được đến đâu còn mình thì chỉ từng bước leo bậc thang nhỏ.. Trên quan điểm nghề Luật việc xuất phát trễ không quan trọng, quan trọng là đường bạn chọn đi có đúng hướng hay không và bạn là ai trong xã hội. Có một chức danh cao quý với ngành nghề được trọng vọng dĩ nhiên là cần phải đánh đổi nhiều thứ. Lần họp lớp sau 6 năm bạn vẫn có thể không là gì nhưng ai biết được phiên họp lớp 10 năm , 15 năm bạn đã có thể ngẩng cao đầu và là người có tiếng nói trong xã hội. Đừng bao giờ nghĩ về quãng thời gian khó khăn để cho phép bản thân bỏ cuộc hãy luôn hướng về tương lai hướng về thành quả gặt được khi bản thân mình luôn kiên trì theo đuổi nghề đến cùng. Việc dành thời gian hay kiên trì không phải chỉ nói miệng hô khẩu hiệu là được mà nó nằm trong tiềm thức của bạn. Đánh đổi chút thời gian vô tư của tuổi trẻ và quyết tâm kiên trì theo nghề để có tương lai tốt hơn cũng đáng mà phải không.
Giàu nhiệt huyết, lòng đam mê
Nhiệt huyết, đam mê với nghề được gói gọi trong chữ “ Tâm ” đó là tiền đề tạo nên sự chân chính của một Luật sư. Muốn tồn tại trong nghề phải có chữ Tâm trong sáng có lòng đam mê với nghề và lòng nhiệt thành với khách hàng. Phải yêu và hiểu ngành nghề mình đang theo đuổi thì mới trụ với nghề được. Nếu bạn theo học Luật sư chỉ vì gia đình, vì không biết chọn ngành nghề nào khác sau khi tốt nghiệp thì nên suy nghĩ lại. Bạn không xác định được mình có đi cùng với nghề đến cuối cùng không, không chắc chắn được có sống chết bảo vệ thân chủ bảo vệ lẽ phải không hay luôn lo sợ bản thân liệu có đang đi đúng hướng thì bạn hãy từ bỏ sớm nhất để bắt đầu một dự định mới ổn định hơn. Giảng viên Đại học tôi đã đừng dạy: “Người ta thường bảo không có con đường thành công nào trải đầy hoa hồng, nhưng riêng tôi tôi sẽ trải hoa hồng cho các em đi nhưng là cây hoa hồng chứ không phải cánh hoa hồng.” Việc chọn đi tiếp hay quay đầu trước những khó khăn là quyết định của các bạn. Tôi tin rằng bằng lòng nhiệt thành và đam mê của mình bạn sẽ nhặt những cành hồng đó gieo trồng theo từng bước chân bản thân đi qua đến một ngày nhìn lại mọi thứ sẽ nở hoa như thành quả bạn đạt được.
Lời tâm sự cuối
Luật sư là một ngành nghề được đánh giá là khó và việc trở thành Luật sư không phải là chuyện đơn giản ngày một ngày hai. Tuy nhiên bạn đã từng nghe đến Luật hấp dẫn chưa? Mọi thứ có thể xảy ra theo như bạn suy nghĩ tùy vào tiêu cực hay tích cực. Bạn suy nghĩ mình giàu có thì bản thân bạn sẽ tìm cách trở nên giàu có . Bạn nghĩ mình sẽ trở thành Luật sư thì bạn sẽ tìm cách để theo học nghề này và dĩ nhiên cũng có định hướng tự tìm việc, đào tạo phát triển bản thân theo nghề.
Trên đây là quan điểm riêng của cá nhân tôi về nhận định : “Luật sư là nghề dành cho người giàu.” Đúng vậy, nó thật sự dành cho người giàu nếu bạn thấy bản thân có thể giàu và thật sự giàu như tôi phân tích thì hãy quyết tâm theo nghề. Chúc bạn luôn thành công trên con đường mình chọn.
Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!
-
Văn phòng luật sư là gì? Văn phòng luật sư hoạt động theo mô hình gì?
Cập nhật 2 tháng trước -
Luật sư có bao nhiêu loại? Luật sư gồm những ai?
Cập nhật 2 tháng trước -
Luật sư xúc phạm người tiến hành tố tụng từ ngày 15/11/2024 thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Cập nhật 2 tháng trước -
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 2 tháng trước -
Luật sư có quyền hạn gì? Phạm vi hành nghề luật sư được quy định như thế nào?
Cập nhật 3 tháng trước -
Ai có quyền thu hồi thẻ Luật sư?
Cập nhật 3 tháng trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước