Lao động nữ đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản được về sớm không? Tải đơn xin về sớm chế độ con nhỏ mới nhất?
Tôi muốn biết lao động nữ đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản được đi muộn 1 tiếng hay về sớm 1 tiếng? Muốn tải đơn xin về sớm chế độ con nhỏ mới nhất ở đâu? Thắc mắc đến từ bạn K. ở Bình Phước.
Lao động nữ đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản được về sớm không? (Hình từ Internet)
Lao động nữ đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản được về sớm không?
Lao động nữ đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản được về sớm không căn cứ khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
...
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.”
Do đó, về nguyên tắc thì lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc.
Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Cho nên, có thể đi muộn, hoặc về sớm tổng cộng 60 phút (1 tiếng) đều được.
Như vậy, lao động nữ đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản được về sớm 1 tiếng.
Tải Mẫu Đơn xin về sớm chế độ con nhỏ mới nhất?
Nếu hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có thể xin nghỉ thêm chế độ thai sản được không?
Hết thời gian nghỉ chế độ thai sản, lao động nữ có thể xin nghỉ thêm được không căn cứ tại khoản 3 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Nghỉ thai sản
...
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
...”
Bên cạnh đó, tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.”
Lưu ý: Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.
Nhưng thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định tối đa là:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Theo đó, lao động nữ sau khi hết thời gian nghỉ thai sản 6 tháng, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Trường hợp không thỏa thuận được thì sau khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ phải đi làm trở lại.
Tuy nhiên, trong trường hợp lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày theo quy định nêu trên.
Tags:
lao động nữ đơn xin về sớm chế độ con nhỏ nghỉ thai sản thời gian nghỉ thai sản chế độ thai sản-
Những đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ hiện nay là gì?
Cập nhật 1 năm trước -
Nếu hết thời gian nghỉ chế độ thai sản, lao động nữ có thể xin nghỉ thêm được không?
Cập nhật 1 năm trước -
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con năm 2023 mới nhất
Cập nhật 1 năm trước -
Lao động nữ phá thai thì có được bảo hiểm y tế chi trả các chi phí liên quan theo quy định hay không?
Cập nhật 1 năm trước -
Một số quyền lợi chỉ có với lao động nữ năm 2023
Cập nhật 1 năm trước -
Lao động nữ đang nghỉ thai sản thì có bị xử lý kỷ luật không? Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động?
Cập nhật 1 năm trước
-
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 3 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước
-
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 8 ngày trước