Kỹ năng mềm là gì?

“Kỹ năng mềm là khả năng hòa nhập, hành vi ứng xử áp dụng được áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người”.

>> Kỹ năng thuyết trình trong ngành luật, cần lưu ý gì?

>> Kỹ năng là gì? Có thật sự quan trọng không?

>> Những kỹ năng mềm cần thiết cho dân Luật

Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng – mềm: Cụm từ được cấu thành từ 2 phần gồm kỹ năng và Mềm

Kỹ năng:  Là việc vận dụng kiến thức đã có để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong cuộc sống. Kỹ năng hình thành khi bạn đã có sẵn kiên thức nền nhất định, và phải được áp dụng nó vào thực tiễn.

Mềm:  Là từ để chỉ sự mềm dẻo, khéo léo, dễ dàng thay đổi hình dạng, tính chất… Ở đây mềm chỉ sự khéo léo, linh hoạt, tinh tế (nằm ngoài kiến thức chuyên môn) để giải quyết thấu đáo các vấn đề, công việc tạo ra hiệu quả tố hơn

Kỹ năng mềm

Định nghĩa: Kỹ năng mềm là việc vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có một cách linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình giải quyết những tình huống, công việc cụ thể. Kỹ năng mềm nói chung để chỉ hàng loạt hành vi, kỹ thuật mang tính chất cá nhân nhằm mục đích tạo thiện cảm cho người đối diện trong quá trình triển khai, giải quyết công việc. Kỹ năng mềm sử dụng 2 công cụ chính bao gồm lời nói và ngôn ngữ có thể để thể hiện. Để có dược kỹ năng mềm, trước tiên bạn cần học tập, rèn luyện đễ có được kỹ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn (kỹ năng cứng). Nếu bạn không có “kỹ năng” thì bạn sẽ không có kỹ năng mềm.

Các kỹ năng mềm cần có

– Kỹ năng giao tiếp (Oral/soken communication skills)

– Kỹ năng viết (Written communication skills)

– Sự trung thực (Honesty)

– Làm việc theo nhóm (Teamwork/collaboration skills)

– Sự chủ động (Self-motivation/initiative)

– Lòng tin cậy (Work ethic/dependability)

– Khả năng tập trung (Critical thinking)

– Giải quyết khủng hoảng (Rik-taking skills)

– Tính linh hoạt, thích ứng (Flexibility/adaptability)

– Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills)

– Khả năng kết nối (Interpersonal skills)

– Chịu được áp lực công việc (Working under pressure)

– Kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning skills)

– Tư duy sáng tạo (Creativity)

– Kỹ năng gây ảnh hưởng (Influencing skills)

– Kỹ năng nghiên cứu (Research skills)

– Tổ chức (Organization skills)

– Giải quyết vấn đề (Problem-solving skills)

– Nắm chắc về đa dạng văn hoá (Multicultural skills)

– Kỹ năng sử dụng máy tính (Computer skills)

– Tinh thần học hỏi (Academic/learning skills)

– Định hướng chi tiết công việc (Detail orientation)

– Kỹ năng định lượng (Quantiative skills)

– Kỹ năng đào tạo, truyền thụ (Teaching/training skills)

– Kỹ năng quản lý thời gian (Time managenmen skills)

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.854 
Việc làm mới nhất